Nghiện điện thoại sẽ bỏ rơi nhau trong cuộc sống?
Tình trạng cắm đầu vào chiếc điện thoại thông minh (smartphone) ở thành phố có cuộc sống tất bật vào loại nhộn nhịp nhất châu Á, Hong Kong, đã được nâng lên một tầm mức mới.
- 25-02-2014Samsung trình làng smartphone thế hệ mới nhất Galaxy S5
- 06-02-2014'Soi' giá 10 smartphone siêu sang đắt nhất hiện nay
- 15-01-2014Đang nhậu, cấm sờ smartphone
- 14-01-2014Samsung nhòm ngó thị trường ô tô vì lợi nhuận smartphone bão hòa
Nhà chức trách của vùng lãnh thổ này sẽ loại bớt một số ghế trên các tuyến metro đông đúc lấy chỗ cho người đi xe sử dụng các thiết bị di động.
Lo lắng chính sách "chăm lo" cho người nghiện điện thoại
Cục Giao thông và nhà ở Hong Kong đã đề xuất Công ty MTR, đơn vị vận hành hệ thống tàu điện ngầm, dỡ bỏ ghế để giảm bớt tình trạng nhồi nhét hành khách vào những giờ cao điểm. “Ngày càng có nhiều hành khách đọc báo hay sử dụng thiết bị di động như máy tính bảng hay điện thoại thông minh trong chuyến đi, và những người này cần thêm không gian riêng tư trên tàu điện ngầm”, Hãng tin AFP dẫn lời Cục Giao thông trong một văn bản chuyển cho cơ quan lập pháp ngày 26-2.
Thống kê của chính quyền vào tháng 9-2013 cho thấy 87% cư dân Hong Kong sở hữu điện thoại thông minh. Tình hình nghiêm trọng tới mức nhà chức trách đã phải đặt các biển báo ở các nhà ga tàu điện ngầm yêu cầu hành khách ngước lên khỏi điện thoại của mình khi tàu tới để tránh các tai nạn đáng tiếc. |
Vì thế, Cục Giao thông kiến nghị “dỡ bỏ một số ghế ngồi ở một số toa tàu điện ngầm nhằm tăng sức chứa”. Thống kê của chính quyền vào tháng 9-2013 cho thấy 87% cư dân Hong Kong sở hữu điện thoại thông minh.
Tình hình nghiêm trọng tới mức nhà chức trách đã phải đặt các biển báo ở các nhà ga tàu điện ngầm yêu cầu hành khách ngước lên khỏi điện thoại của mình khi tàu tới để tránh các tai nạn đáng tiếc.
Các toa tàu được thiết kế vào những năm 1980 và 1990 với sức chứa tối đa sáu người trên một mét vuông. Cục Giao thông đề xuất giảm con số này xuống còn bốn hoặc năm người để hành khách có thêm không gian bấm máy. “Hành khách ngày nay không muốn lên những toa tàu đông đúc dù vẫn còn chỗ - Cục Giao thông giải thích - Họ thà đợi đến chuyến sau”.
Vào một ngày trong tuần, trung bình có 5,2 triệu lượt khách đi lại trên mạng lưới tàu điện ngầm Hong Kong với chiều dài tổng cộng 218km.
Tuy nhiên, Kenneth Chan Chi Yuk, chủ tịch Hiệp hội Người cao tuổi Hong Kong, chỉ trích kế hoạch này. “Ngày càng có nhiều người cao tuổi ở Hong Kong và các phương tiện công cộng không đủ - ông nói - Như vậy việc dỡ bỏ ghế ngồi có phải là cách làm hợp lý?”.
Trong khi người cao tuổi ít nghiện điện thoại thông minh hơn, hầu như người trẻ ở Hong Kong ngày nay không thể sống mà thiếu một thiết bị như thế.
42% cảm giác bị người thân bỏ rơi
Một nghiên cứu vào năm 2013 đã cảnh báo tình trạng này có thể làm xói mòn các mối quan hệ gia đình và bạn bè ở siêu đô thị này. Báo Hong Kong The Standard dẫn lời Hiệp hội Nghiên cứu Hong Kong nói 53% người sử dụng điện thoại thông minh trong số 1.107 người được phỏng vấn trong nghiên cứu này mắc các triệu chứng lo lắng, sợ bị mất liên lạc nếu bỏ điện thoại ở nhà. Và một phần ba nói họ không thể sống một ngày nào mà không có điện thoại thông minh.
Các cơ sở giáo dục và y tế cũng như giới truyền thông ở Hong Kong đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giao tiếp ngoài đời thực hằng ngày. Nhóm dân số độ tuổi từ 8-30 là dễ tổn thương nhất với căn bệnh nghiện điện thoại thông minh, theo Hiệp hội Nghiên cứu Hong Kong. |
Các cơ sở giáo dục và y tế cũng như giới truyền thông ở Hong Kong đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giao tiếp ngoài đời thực hằng ngày. Nhóm dân số độ tuổi từ 8-30 là dễ tổn thương nhất với căn bệnh nghiện điện thoại thông minh, theo Hiệp hội Nghiên cứu Hong Kong.
Trong số những người được hỏi, 55% nói họ cảm thấy việc sử dụng điện thoại thông minh chiếm hầu hết thời gian cuộc sống của họ, 52% nghĩ rằng điện thoại đã làm giảm các cuộc đối thoại trực tiếp và 48% nói họ cảm thấy bị bỏ rơi hay phớt lờ khi người thân và bạn bè sử dụng điện thoại thông minh lúc họ có mặt.
Chỉ không tới một nửa người được phỏng vấn, 49% nói họ sử dụng điện thoại khi ra nước ngoài; 48% sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh và 35% nghĩ rằng họ không sống nổi một ngày nếu không có điện thoại thông minh. Một phần năm nói họ dành ít nhất năm tiếng mỗi ngày trên các thiết bị thông minh.
“Thanh thiếu niên là nhóm lớn nhất sử dụng điện thoại thông minh trong nhà vệ sinh hay ngủ cùng với chúng”, nghiên cứu viên Elli Tai Pik Yin nói. Đó là dấu hiệu rất đáng lo ngại có thể “ảnh hưởng tới sự phát triển của cả một thế hệ tiếp theo”.
“Ra ngoài mà không mang theo iPhone khiến tôi cảm thấy rất khó chịu”, Tam Hoi Yan, 16 tuổi, nói. “Điều đáng lo ngại là bản thân điện thoại di động có nhiều yếu tố gây nghiện - nhà tâm lý học Đại học Hong Kong Eric Yu Hai Chen nói - Như trò chơi điện tử, mạng xã hội, nhắn tin…”.
>> Đang nhậu, cấm sờ smartphone
Theo Hải Minh