Xử lý cái gốc thao túng ngân hàng
Một trong những nội dung của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ trình lên kỳ họp Quốc hội khai mạc từ ngày 23-10 là các quy định giảm tỉ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn.
- 22-10-2023Nhu cầu vay mua nhà ‘xuống đáy’ dù lãi suất ngân hàng giảm
- 22-10-2023Báo lãi ngàn tỉ đồng, lợi nhuận ngân hàng đến từ đâu?
- 20-10-2023Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 8.400 tỷ đồng trong phiên 20/10
Việc này được cho là một trong những biện pháp hạn chế tình trạng sở hữu chéo, giảm xung đột lợi ích khi cấp tín dụng và tăng tính an toàn cho các ngân hàng (NH) thương mại. Theo đó, dự thảo đề xuất giảm tỉ lệ nắm giữ cổ phần tại một NH so với quy định hiện hành. Cụ thể, tỉ lệ sở hữu tối đa của cá nhân giảm từ 5% xuống 3%, của tổ chức giảm từ 15% xuống 10% và của nhóm cổ đông liên quan giảm từ 20% xuống 15%.
Hiện nay, việc kiểm tra, xử lý sở hữu cổ phần vượt giới hạn, sở hữu chéo NH không đơn giản. Bởi lẽ, các cổ đông lớn và người liên quan cố tình che giấu, nhờ người khác đứng tên số cổ phần để lách luật. Việc này thường dẫn đến tình trạng các cổ đông lớn có thể chi phối NH khi cấp tín dụng cho khách hàng.
Dẫn chứng một ví dụ cho thấy một NH B chỉ có vốn điều lệ hơn 4.500 tỉ đồng nhưng 80% cổ phần của NH này lại nằm trong tay chủ của một tập đoàn bất động sản và hàng chục doanh nghiệp khác. Đặc biệt, người nhà của chủ tập đoàn bất động sản lại là chủ tịch hội đồng quản trị của NH B.
Năm 2022, tuy NH B có tổng dư nợ cho vay hơn 67.000 tỉ đồng nhưng nếu phần lớn số tiền này tập trung cho vay một khách hàng là người chủ tập đoàn bất động sản nói trên là hết sức rủi ro. Vì nếu chẳng may khách hàng này gặp khó khăn về dòng tiền, dẫn đến không trả được nợ vay, đồng nghĩa NH B sẽ không thu hồi được vốn và rơi vào tình huống mất thanh khoản. Khi đó, NH này buộc phải tăng đua lãi suất tiết kiệm để huy động từ dân cư nhằm bù đắp thiếu hụt thanh khoản, có thể làm rối loạn thị trường.
Để khắc phục tình trạng trên, theo Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, cơ quan này sẽ tăng cường thanh tra tình hình sở hữu cổ phần, cho vay… tại các tổ chức tín dụng. Tiếp đến, NH Nhà nước sẽ xem xét chuyển cơ quan điều tra trong trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm. Ví dụ, NH Nhà nước sẽ thanh tra việc chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu có thể dẫn tới thâu tóm, chi phối hay cấp tín dụng với khách hàng lớn trong lĩnh vực bất động sản. "Cơ chế xử lý tình trạng lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động NH thương mại cũng sẽ được hoàn thiện khi Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6" - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Người lao động
Sự kiện: Dòng chảy chính sách
Xem tất cả >>- Báo cáo đánh giá tác động của Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi (2023) và kiến nghị
- Vàng sẽ không ngừng tăng giá nếu chưa sửa Nghị định 24
- Ngân hàng Nhà nước sắp có cơ chế cho phép thử nghiệm cho vay ngang hàng P2P Lending
- Năm 2025, hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo
- Ngân hàng nói về giới hạn cấp tín dụng tại Luật Các Tổ chức tín dụng 2024