Xuất khẩu của Ấn Độ giảm mạnh nhất trong vòng 25 năm qua
Xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ trong tháng 3/2020 giảm đến 34,57% so với cùng kì năm 2019, nguyên nhân chủ yếu do tác động của dịch COVID-19 khiến các cảng tại châu Âu, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới đóng cửa.
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, theo số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ trong tháng 3 chỉ đạt 21,41 tỷ USD, giảm 34,57% so với cùng kỳ năm 2019, đây được xem là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1995 trở lại đây, trước đó, trong đợt khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, xuất khẩu của Ấn Độ trong tháng 5/2009 cũng giảm 34,22%.
Nguyên nhân chủ yếu được xem như tác động của dịch bệnh COVID-19 khiến các cảng tại châu Âu, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới đóng cửa.
Tất cả 30 nhóm ngành hàng chủ yếu của Ấn Độ đều có kim ngạch xuất khẩu giảm, tăng mạnh so với 14 nhóm ngành hàng của tháng 2, trong đó, xuất khẩu hàng cơ khí giảm 42,3% so với mức tăng 8,7% của tháng trước, riêng ngành hàng này chiếm một phần tư tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ.
Nhập khẩu hàng hóa cũng chỉ đạt 31,16 tỷ USD trong tháng 3, giảm 28,72% so với mức 43,72 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh gồm Đá quý và bán quý giảm 53,46%; Máy móc – thiết bị điện giảm 31,72%; Hàng điện tử giảm 29,09%; Than và khoáng sản giảm 23,54%; dầu thô và sản phẩm dầu mỏ giảm 15%.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ trong năm tài chính 2019-2020 chỉ đạt 781,5 tỷ USD giảm 8,02% so với 844,16 tỷ USD của năm tài chính trước, trong đó, xuất khẩu đạt 314,31 tỷ USD giảm 4,78% và nhập khẩu đạt 467,19 tỷ USD giảm 9,12%.
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19