Xương suy yếu là “rào cản tuổi thọ”: 3 dấu hiệu đáng chú ý cảnh báo xương gặp vấn đề, có thể là ung thư
Xương được coi như bộ khung của cơ thể, khi xương gặp vấn đề, chúng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể cũng như tuổi thọ của con người.
- 15-12-2023Không phải thực phẩm chức năng cao cấp, đắt tiền, “liều thuốc tiên” hữu hiệu cho tuổi thọ chỉ đơn giản là dựa vào 1 thói quen
- 14-12-202355-65 tuổi là giai đoạn cực quan trọng, cần học 4 thói quen chung của 2.000 người trăm tuổi để kéo dài tuổi thọ
- 14-12-2023Không ăn mỡ lợn có thực sự tốt cho tuổi thọ? Bác sĩ khẳng định: Dùng 3 cách "đặc biệt" sẽ thấy được lợi ích
Bác sĩ Lâm Hồng, trưởng Khoa Chỉnh hình tại Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán, Trung Quốc cho biết xương là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, giúp con người duy trì các hoạt động cần thiết trong cuộc sống. Ngoài tình trạng chấn thương xương cấp tính, các bệnh lý khác ở xương cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Ví dụ, loãng xương có thể khiến cho sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm đi, khiến xương dần trở nên mỏng manh, dễ gãy, dễ lún và dễ xẹp, đặc biệt ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay,… cuối cùng là gây gãy xương. Biến chứng này thường rất khó hồi phục và có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh.
Hoặc ung thư xương có thể phá hủy mô xương hoặc di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bác sĩ Lâm Hồng cho biết, khi xương gặp vấn đề, chúng có thể phát ra 3 tín hiệu cảnh báo. Do đó, mọi người nên chú ý tới các triệu chứng này để có thể đi khám và chẩn đoán, điều trị bệnh về xương kịp thời (nếu có).
3 dấu hiệu cảnh báo xương gặp vấn đề
1. Đau bất thường
Cơn đau nhức bất thường cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh như ung thư xương, loãng xương… Ở giai đoạn đầu, cơn đau thường không dữ dội do bệnh diễn biến âm thầm nên rất dễ bị bỏ qua.
Bác sĩ Lâm Hồng cho biết xương và các dây thần kinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, xương bị tổn thương có thể gây ra cảm giác đau, cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, cơn đau ngắt quãng hoặc đau kéo dài liên tục. Cơn đau có thể gia tăng khi di chuyển hoặc khi ngủ vào ban đêm.
2. Giảm chiều cao
Bác sĩ Lâm Hồng giải thích rằng xương của chúng ta thường ngừng phát triển ở độ tuổi từ 20 - 24 và chiều cao cũng ngừng phát triển sau độ tuổi này. Khi tuổi tác tăng lên, thường là ở độ tuổi trung niên trở đi, do cột sống bị lão hóa, thoái hóa đĩa đệm nên lúc này chiều cao sẽ bị giảm nhẹ nhưng thường sẽ không giảm quá 3cm.
Bác sĩ Lâm lưu ý nếu chiều cao giảm bất thường và giảm quá 3cm thì mọi người cần đến bệnh viện để kiểm tra mật độ xương và xem bản thân có mắc loãng xương hay không.
3. Xương dễ gãy
Thông thường xương có thể chịu được áp lực lớn giúp duy trì các chức năng hoạt động bình thường của con người. Tuy nhiên, nếu bạn bị gãy xương vì một tác động nhẹ thì nguyên nhân có thể đến từ căn bệnh loãng xương. Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện để điều trị kịp thời nhằm giảm các biến chứng nặng.
Ngoài 3 dấu hiệu kể trên, các vấn đề về xương có thể gây ra tình trạng sưng tấy không rõ nguyên nhân, gây khó khăn khi di chuyển, mệt mỏi,.... Do đó, khi thấy các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, mọi người nên đến bệnh viện kiểm tra để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).
Bảo vệ xương theo từng độ tuổi
Sức khỏe của xương gắn liền với cuộc sống của con người. Do đó, việc duy trì sức khỏe của xương ở mọi lứa tuổi là điều vô cùng quan trọng.
1. Trước 20 tuổi
Bác sĩ Lâm cho biết trước 20 tuổi là giai đoạn đoạn quan trọng cho sự phát triển khối lượng xương. Hơn 90% khối lượng xương ở người trưởng thành được tích lũy trong độ tuổi thiếu niên.
Ở giai đoạn này, mọi người cần đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn đầy đủ dinh dưỡng và tích cực tham gia các hoạt động thể chất để xương phát triển tối đa.
Ngoài ra, ở độ tuổi thanh thiếu niên, mọi người cũng cần lưu ý ngồi đúng tư thế trong quá trình học tập, tránh ngồi lệch vì có thể dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống.
2. Từ 20 - 40 tuổi
Ở độ tuổi này, mọi người cần cảnh giác với các bệnh lý về cổ, vai, gáy và cột sống - thắt lưng, thường đến từ các thói quen xấu như ngồi nhiều, lười vận động. Do đó, để duy trì sức khỏe xương khớp trong độ tuổi này mọi người nên chăm chỉ thực hiện các thói quen như tập thể dục điều độ và bổ sung canxi cho cơ thể.
3. Từ 40 - 60 tuổi
Khi tuổi tác tăng lên, mật độ xương bắt đầu giảm dần, xương dần trở nên giòn và dễ gãy hơn, nguy cơ loãng xương cũng tăng cao hơn. Vì vậy, sau 40 tuổi, ngoài việc tiếp tục chú ý chăm sóc sức khỏe xương bằng chế độ ăn đa dạng dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, mọi người cũng cần chú ý đi khám định kỳ để tầm soát bệnh loãng xương.
4. Sau 60 tuổi
Tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở người trên 60 tuổi có xu hướng tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở phụ nữ. Ngoài ra, tình trạng thoái hóa ở xương khớp, yếu cơ có thể khiến người cao tuổi di chuyển khó khăn hơn, dễ té ngã hơn, từ đó làm tăng nguy cơ chấn thương, gãy xương, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Do đó, người trên 60 tuổi nên đi đứng chậm rãi, thay đổi tư thế một cách từ từ để phòng ngừa nguy cơ té ngã, chấn thương.
Đời sống & pháp luật