MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Yuanta: 'Giá dầu neo ở mức cao, cùng nguồn cung từ Nga hạn chế sẽ khiến áp lực lạm phát Việt Nam tăng trong thời gian tới'

Yuanta: 'Giá dầu neo ở mức cao, cùng nguồn cung từ Nga hạn chế sẽ khiến áp lực lạm phát Việt Nam tăng trong thời gian tới'

Theo báo cáo, lạm phát vẫn trong mục tiêu dưới 4%. Nếu áp lực lạm phát tăng cao, có thể Chính phủ sẽ có những biện pháp hỗ trợ bình ổn giá xăng dầu, và các giải pháp khác giúp giảm áp lực lên lạm phát.

Lạm phát tăng trong thời gian tới

Theo báo cáo mới nhất của công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, thời gian tới, lạm phát sẽ tăng do ảnh hưởng mạnh từ giá dầu. Cụ thể, CPI tháng 2/2022 tăng 1,42% so với cùng kỳ, chủ yếu tác động bởi nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (do nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên Đán). Ngoài ra, nhóm Giao thông tăng mạnh do giá xăng liên tục điều chỉnh từ cuối năm 2021 tới nay.

Nhìn chung, CPI tháng 1 tăng 1,94% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do ảnh hưởng của giá xăng dầu và nhu cầu mua sắm cao trong dịp Tết. So với các nước châu Âu, Mỹ với tốc độ hồi phục kinh tế nhanh và nhu cầu năng lượng cao trong mùa đông thì lạm phát ở Việt Nam vẫn đang ở mức khá thấp.

Yuanta: Giá dầu neo ở mức cao, cùng nguồn cung từ Nga hạn chế sẽ khiến áp lực lạm phát Việt Nam tăng trong thời gian tới - Ảnh 1.

Trước áp lực giá dầu trên thế giới neo ở mức cao do căng thẳng Nga - Ukraine và dự báo chi phí nguyên vật liệu ở mức cao do tác động bởi giá dầu, cũng như nguồn cung từ Nga ra thị trường thế giới hạn chế bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, báo cáo cho rằng áp lực lạm phát sẽ gia tăng trong thời gian tới.

Yuanta: Giá dầu neo ở mức cao, cùng nguồn cung từ Nga hạn chế sẽ khiến áp lực lạm phát Việt Nam tăng trong thời gian tới - Ảnh 2.

Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh, lạm phát vẫn trong mục tiêu dưới 4%. Nếu áp lực lạm phát tăng cao, có thể Chính phủ sẽ có những biện pháp hỗ trợ bình ổn giá xăng dầu cũng như các giải pháp khác giúp giảm áp lực lên lạm phát.

Giá đầu vào tăng trở lại tạo áp lực lên quá trình hồi phục

PMI tháng 2/2022 của Việt Nam đạt 54.3 điểm, tiếp tục tăng so với mức 53.7 điểm của tháng 1/2022, cho thấy lĩnh vực sản xuất đang tiếp tục hồi phục. Sản lượng sản xuất tăng trưởng tháng thứ 5 liên tiếp. Số đơn hàng tăng mạnh với tốc độ nhanh nhất 10 tháng. Hoạt động xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Nhìn chung, các điều kiện kinh doanh đã cải thiện tháng thứ 5 liên tiếp.

Yuanta: Giá dầu neo ở mức cao, cùng nguồn cung từ Nga hạn chế sẽ khiến áp lực lạm phát Việt Nam tăng trong thời gian tới - Ảnh 3.

Nguồn: IHS Markit, YSVN

Vấn đề thiếu lao động tiếp tục cải thiện nhưng chưa mạnh. Số việc làm đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp nhưng vẫn với tốc độ tốc khiêm tốn do công nhân còn chưa từ quê quay lại làm việc.

Bên cạnh đó, trong tháng 2, áp lực từ chi phí đầu vào tăng trở lại. Cụ thể, thời gian giao hàng tiếp tục bị kéo dài đáng kể trong tháng 2 do thiếu nguyên vật liệu, thiếu nhân viên và khó khăn của khâu vận chuyển quốc tế.

Các nhà sản xuất cho biết giá đầu vào đã tăng đáng kể trong tháng 2, một lý do khác là do giá dầu tăng mạnh. Điều này khiến các nhà sản xuất đã tăng giá bán đầu ra lần thứ 18 trong 18 tháng qua (tức trung bình 1 lần/tháng). Các doanh nghiệp tăng cường nhập hàng tồn kho dự trữ khiến lượng hàng tồn kho tăng nhanh nhất 10 tháng.

Lĩnh vực sản xuất và nhu cầu tiếp tục hồi phục trong tháng 2/2022. Vấn đề thiếu lao động tiếp tục cải thiện nhưng vẫn chậm. Điểm khó khăn là chi phí đầu vào đã quay trở lại xu hướng tăng với những lý do mà chúng tôi cho rằng khó có thể thay đổi trong ngắn hạn.

Báo cáo chỉ rõ, nhu cầu mua hàng đang hồi phục tích cực. Các nhà sản xuất cũng lạc quan hơn về tăng trưởng sản lượng năm nay. Tuy nhiên, các khó khăn hiện tại về lao động và nguyên liệu đầu vào vẫn đang là rào cản và tạo áp lực lên quá trình hồi phục và lạm phát trong nửa đầu 2022.

Ngoài ra, một số động lực tăng trưởng trong thời gian tới thấy rõ hơn với nhu cầu tiêu dùng, dịch vụ du lịch, lữ hành tăng trưởng trở lại khi Việt Nam đang mở cửa bình thường trở lại với khách du lịch quốc tế.

Cùng với đó, Chính phủ đang đẩy nhanh các dự án đầu tư công, theo kế hoạch tháng 4 hoặc tháng 5 sẽ bắt đầu triển khai gói đầu tư công thuộc Chương trình 350 nghìn tỷ, đây sẽ là động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Báo cáo kết luận, vấn đề địa chính trị NgaUkraine sẽ không ảnh hưởng quá lớn lên đà tăng trưởng kinh Việt Nam và cho rằng tăng trưởng kinh tế năm 2022 vẫn trong khoảng 6.39%.

https://cafef.vn/yuanta-gia-dau-neo-o-muc-cao-cung-nguon-cung-tu-nga-han-che-se-khien-ap-luc-lam-phat-viet-nam-tang-trong-thoi-gian-toi-2022031518220699.chn

Tiêu Tương

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên