MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2 chỗ “lồi” trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu, dễ bị ung thư: Có 3 loại "khí" này trong nhà mà không thanh tẩy sớm thì chẳng mấy chốc mà nhập viện

11-01-2022 - 10:15 AM | Sống

2 chỗ “lồi” trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu, dễ bị ung thư: Có 3 loại "khí" này trong nhà mà không thanh tẩy sớm thì chẳng mấy chốc mà nhập viện

Phổi được ví như tấm "lá chắn", làm nhiệm vụ "che mưa che nắng" cho các cơ quan nội tạng khác. Nếu phổi bị tổn thương, cơ thể sẽ phát ra những tín hiệu bất thường để cảnh báo nên bạn phải chú ý.


Trong cơ thể người, phổi là bộ phận chính yếu có vai trò trao đổi các khí - đem oxi từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và dioxide cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu.

Lá phổi của chúng ta được ví như tấm "lá chắn", làm nhiệm vụ "che mưa che nắng" cho các cơ quan nội tạng khác. Một lá phổi khỏe mạnh là yếu tố quyết định cho sự sống và sức khỏe của con người, tuy nhiên, phổi cũng là nơi dễ bị "ô nhiễm", sinh bệnh do cơ quan này thông trực tiếp với miệng và mũi.

2 chỗ “lồi” trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu, dễ bị ung thư: Có 3 loại khí này trong nhà mà không thanh tẩy sớm thì chẳng mấy chốc mà nhập viện - Ảnh 1.

Khói thuốc lá, bầu không khí ô nhiễm, khói bếp, khí độc hại từ môi trường quanh ... đều có thể gây tổn thương phổi. Các tổn thương phổi thường không có biểu hiện rõ ràng nhưng chúng ta hoàn toàn có thể "truy tìm" và nhận ra bằng cách quan sát kỹ và lắng nghe những thay đổi của cơ thể mình.

Chỉ một tấn công nhẹ cũng có thể khiến phổi suy yếu, thậm chí là sinh bệnh nặng. Nếu phổi đang trong tình trạng không tốt sẽ có hiện tượng "1 chậm, 2 lồi, 3 nhiều" sau đây, bạn hãy tự kiểm tra xem mình bị bao nhiêu cái?

''1 chậm''

 Sự phục hồi chậm của ngón tay cái

2 chỗ “lồi” trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu, dễ bị ung thư: Có 3 loại khí này trong nhà mà không thanh tẩy sớm thì chẳng mấy chốc mà nhập viện - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 Theo y học cổ truyền, ngón tay cái tương ứng với kinh tuyến phổi. Cho nên muốn biết lá phổi của một người có đang hoạt động khỏe mạnh hay không, chỉ cần nhìn ngón tay cái của người đó là biết.

Phổi khỏe thì ngón tay cái sáng bóng, đàn hồi, linh hoạt và có lực. Ngược lại, nếu sau khi ấn mạnh vào ngón tay cái, tốc độ hồi phục chậm và độ đàn hồi kém chứng tỏ phổi có thể đang có vấn đề.

''2 lồi''

1. Sưng hạch

2 chỗ “lồi” trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu, dễ bị ung thư: Có 3 loại khí này trong nhà mà không thanh tẩy sớm thì chẳng mấy chốc mà nhập viện - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Trong cơ thể con người có khoảng 500-600 hạch bạch huyết nằm chặn trên đường đi của các mạch bạch huyết với kích thước và hình dạng khác nhau, từ vài mm đến khoảng 1–2 cm có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.

Những người hút thuốc lá lâu ngày cần đặc biệt chú ý nếu phát hiện thấy có hạch bị sưng phồng lên. Bởi đây có thể là dấu hiệu khi các chất độc hại trong thuốc lá tấn công các hạch bạch huyết.

Khi các hạch bạch huyết sưng to và nổi lên, hãy cảnh giác xem phổi có vấn đề gì không. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kịp thời để thăm khám và thực hiện các kiểm tra chuyên môn liên quan để phát hiện và chữa trị kịp thời nếu có bệnh, đảm bảo sức khỏe tốt.

2. Sưng đầu ngón tay

2 chỗ “lồi” trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu, dễ bị ung thư: Có 3 loại khí này trong nhà mà không thanh tẩy sớm thì chẳng mấy chốc mà nhập viện - Ảnh 4.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Một khi nhận thấy các đầu ngón tay có hiện tượng phồng lên khiến ngón tay nhìn giống như dùi trống thì cần cảnh giác bởi đây là một trong những biểu hiện của bệnh phổi.

Các tổn thương ở phổi làm tắc nghẽn đường thở, gây thiếu oxy trong một thời gian dài và rối loạn nội tiết, từ đó tăng sinh mô bất thường ở đầu ngón tay là nguyên nhân gây ra tình trạng sưng tấy này.

''3 nhiều''

1. Ho nhiều hơn

2 chỗ “lồi” trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu, dễ bị ung thư: Có 3 loại khí này trong nhà mà không thanh tẩy sớm thì chẳng mấy chốc mà nhập viện - Ảnh 5.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Ho được xem là một cơ chế quan trọng để giữ cho cổ họng và đường hô hấp sạch sẽ. Thỉnh thoảng mới ho là biểu hiện hoàn toàn bình thường, thế nhưng nếu ho thường xuyên, bạn cần phải hết sức đề phòng bởi đây có thể là đấu hiệu của lượng chất độc dư thừa trong phổi, thậm chí là ung thư phổi.

Nếu các cơn ho kéo dài hơn ba tuần, tốt nhất bạn nên đi bệnh viện kiểm tra kịp thời để ngăn ngừa các tổn thương ở phổi. Đặc biệt những người hút thuốc lá lâu năm có triệu chứng ho nặng hơn thì cần cảnh giác và bỏ thuốc càng sớm càng tốt.

2. Tức ngực hơn

Chức năng tim phổi tốt có thể đảm bảo cho hoạt động trao đổi khí diễn ra thuận lợi, giúp nhịp thở duy trì ổn định và lồng ngực được thông suốt. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy tức ngực và khó thở, cần cảnh giác phổi bị tổn thương.

Đặc biệt cơn tức ngực có xu hướng trầm trọng hơn khi đang ngủ vào ban đêm. Gặp phải tình trạng này, chúng ta phải cảnh giác bởi có thể chức năng tim phổi đang bị tổn hại nghiêm trọng, và tốt nhất là nên chú ý đến việc dưỡng phổi.

3. Hay sốt hơn

2 chỗ “lồi” trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu, dễ bị ung thư: Có 3 loại khí này trong nhà mà không thanh tẩy sớm thì chẳng mấy chốc mà nhập viện - Ảnh 6.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Bệnh phổi có thể gây ra các triệu chứng khác nhau trong đó có thay đổi nhiệt độ cơ thể, sốt và sốt nhẹ. Khi khối u phổi phát triển, viêm phổi tắc nghẽn khí quản hay một số bệnh liên quan khác sẽ gây sốt lặp đi lặp lại.

Nếu nhiệt độ xuống thấp khoảng 35 độ C trong thời gian dài, nhất là về trưa thì bạn nên cảnh giác với bệnh ung thư phổi. Khuyến cáo được đưa ra là bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để kiểm tra sức khỏe của phổi để đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái bình thường.

Khuyến nghị của bác sĩ: Tránh xa "tam khí" để giảm gánh nặng cho phổi

1. Khí độc từ thuốc lá

Hút thuốc lá đứng đầu trong các hành vi gây hại cho phổi.

Cho dù đó là hút thuốc lá chủ động hay hít phải khói thuốc thụ động, đều sẽ làm tăng nguy cơ tổn hại các phế nang và màng nhầy ở phổi, theo thời gian sẽ gây ra các tổn thương, thậm chí phá hủy chức năng  phổi.

Tiếp xúc lâu dài với khói thuốc, nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sẽ cao gấp 6 lần so với bình thường. Để bảo vệ sức khỏe của phổi, chúng ta phải bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt và tránh xa khí độc của thuốc lá.

2. Khói bếp

2 chỗ “lồi” trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu, dễ bị ung thư: Có 3 loại khí này trong nhà mà không thanh tẩy sớm thì chẳng mấy chốc mà nhập viện - Ảnh 7.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Theo thống kê, chất gây ung thư trong khói dầu gấp hàng chục lần khói thuốc lá. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi chiên, nấu bằng dầu nóng, các phân tử hay bụi mịn có kích thước đường kính siêu nhỏ sẽ nhanh chóng bay lên và phát tán khiến cho người dễ dàng hít phải.

Tiếp xúc lâu dài với môi trường có nhiều khói dầu gây ảnh hưởng rõ rệt tới sức khỏe của lá phổi, có thể dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hay nặng hơn là ung thư phổi.

3. Khí độc hại trong xây dựng, trang trí nhà cửa

Vật liệu dùng trong thi công, trang trí nhà của có chứa các chất độc hại như formaldehyde, benzen, radon. Những chất này nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, nếu không cẩn thận mà tiếp xúc lâu ngày dễ gây ung thư phổi.

Trong cuộc sống, cần cố gắng tránh xa các loại khí độc hại ở các công trình xây dựng. Sau khi hoàn thiện nhà cửa phải loại bỏ các khí độc hại rồi mới yên tâm dọn đến.

Các thực phẩm có chức năng "làm ẩm và dưỡng phổi"

1. Quả lê

2 chỗ “lồi” trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu, dễ bị ung thư: Có 3 loại khí này trong nhà mà không thanh tẩy sớm thì chẳng mấy chốc mà nhập viện - Ảnh 8.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 Quả lê là một loại trái cây phổ biến, thịt quả mềm và trắng như tuyết, chứa nhiều dưỡng chất như axit malic, axit citric, vitamin B1, B2, C, caroten và các nguyên tố vi lượng khác.

Từ lâu trong Đông y, lê đã được sử dụng để chữa các bệnh về phổi và giảm triệu chứng dị ứng. Lê có nhiều nước, tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, cho nên có thể ví loại quả này như một "công cụ" làm sạch lá phổi.

Ngoài cách ăn trực tiếp, người ta còn dùng lê để chế biến ra các món ăn tốt cho sức khỏe khác. Bỏ hạt và một phần ruột bên trong quả lê, cho thêm đường phèn và một vài nguyên liệu khác, rồi đem đun sôi hoặc hấp cách thủy trong nồi, sau khi để nguội một chút, thêm mật ong vào là có thể ăn được.

2. Nấm tuyết

2 chỗ “lồi” trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu, dễ bị ung thư: Có 3 loại khí này trong nhà mà không thanh tẩy sớm thì chẳng mấy chốc mà nhập viện - Ảnh 9.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 Nấm tuyết còn được ví là "tuyệt đỉnh trong các loại nấm". Loại nấm này có tính ấm, phù hợp với những người có cơ địa lạnh hoặc dạ dày kém hơn quả lê.

Trong Đông y, nấm tuyết là một loại dược liệu, giúp bồi bổ cơ thể, ích vị sinh tân, nhuận phế, hóa đờm, cầm máu, cầm ho hiệu quả..

Để nấu cháo nấm tuyết vừa ăn, đầu tiên bạn ngâm nấm, cắt bỏ phần rễ và thái nhỏ, cho vào sau khi cháo sôi, nấu trong khoảng 20 phút, đến khi cháo chín và nấm dẻo là được. Nấm tuyết cũng có thể được hầm với lê để làm canh hay chè lê nấm tuyết vừa mát bổ lại đẹp da.

3. Củ cải trắng

Củ cải trắng là một loại rau thông dụng, có thể ăn sống hoặc nấu chín đều được, có tác dụng thanh nhiệt, giải đờm. Hiện nay, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng củ cải trắng có chứa dầu mù tạt, amylase và chất xơ thô, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn, giảm ho và long đờm.

Củ cải trắng có tính mát, thông kinh lạc tỳ, nhuận phổi, có tác dụng nhuận phế hạ khí, thanh nhiệt, hóa đàm, đồng thời khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng bệnh, giảm ho ở một mức độ nhất định.

Duy trì sức khỏe lá phổi: Tập thể dục thể thao mỗi ngày để cải thiện chức năng tim phổi

2 chỗ “lồi” trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu, dễ bị ung thư: Có 3 loại khí này trong nhà mà không thanh tẩy sớm thì chẳng mấy chốc mà nhập viện - Ảnh 10.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thể thao có thể giúp người hút thuốc bỏ thuốc mà không có tác dụng phụ. Muốn bảo vệ sức khỏe của phổi, trước hết bạn nên tăng dung tích phổi.

Nghiện thuốc lá là do tác động của nicotin lên hệ thần kinh trung ương. Khi cai nghiện nicotin, một loạt các triệu chứng như bồn chồn, chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, ngứa ran cơ,… có thể khiến nhiều người nghiện thuốc lá từ bỏ việc cai thuốc.

Các hoạt động thể dục thể thao chẳng hạn như tập thể dục nhịp điệu, chạy hoặc bơi lội, có thể làm cho cơ thể tiết ra endorphin, chất này cạnh tranh với nicotin để gắn kết các thụ thể trong hệ thần kinh trung ương, làm cho con người cảm thấy hưng phấn, loại bỏ căng thẳng và ức chế cơn nghiện thuốc lá.

2 chỗ “lồi” trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu, dễ bị ung thư: Có 3 loại khí này trong nhà mà không thanh tẩy sớm thì chẳng mấy chốc mà nhập viện - Ảnh 11.

(Theo Toutiao)

Ánh Lê

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên