MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

1 loại quả hiếm trên thế giới nhưng mọc dại đầy Việt Nam: Là vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, dưỡng thận hiệu quả

14-07-2024 - 00:09 AM | Sống

Loại quả này từng gây sốt khi được bán với giá cao ở Nhật Bản.

Theo bình chọn từ trang Mysterious World, tầm bóp là 1 trong 10 loại quả hiếm có khó tìm nhất trên thế giới. Cây tầm bóp, hay còn gọi là thù lù, bùm bụp, lồng đèn là loại cây thân thảo, thuộc họ Cà, xuất xứ từ các nước châu Mỹ và hiện nay được tìm thấy ở một số nước thuộc vùng nhiệt đới.

1 loại quả hiếm trên thế giới nhưng mọc dại đầy Việt Nam: Là vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, dưỡng thận hiệu quả- Ảnh 1.

Quả tầm bóp từng gây chú ý vào năm 2017 khi một bức ảnh loại quả này được bán tại siêu thị ở Nhật Bản được chia sẻ rộng rãi. Thông tin trên bức hình cho thấy một khay tầm bóp 100g được bán với giá 338 yên, tương đương 70.000 đồng thời điểm đó. Vậy nếu muốn mua 1kg tầm bóp ở Nhật, người tiêu dùng cần trả 700.000 đồng.

Tại Việt Nam, cây tầm bóp rất phổ biến, mọc dại ở khắp nơi như ven đường, bờ ruộng, trong vườn, hay những khu đất hoang. Nhờ dược tính nên loại cây này hiện đã được trồng để lấy rau hoặc làm thuốc chữa bệnh.Quả tầm bóp có lớp vỏ giấy bên ngoài lạ mắt, quả bên trong giống cà chua bi, vị chua thanh, hương thơm dịu, được ưa chuộng vào mùa hè bởi công dụng mát gan, giải nhiệt. Trong quả tầm bóp chứa nước, chất xơ, protein, đường, vitamin C, các khoáng chất như sắt, kẽm, magie tốt cho sức khỏe. Quả tầm bóp có thể ăn tươi hoặc làm salad, ép lấy nước, làm mứt,…

1 loại quả hiếm trên thế giới nhưng mọc dại đầy Việt Nam: Là vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, dưỡng thận hiệu quả- Ảnh 2.

Tất cả các bộ phận của cây tầm bóp đều có giá trị sử dụng bao gồm cả rễ, thân, lá, quả. Trong Đông y, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi thấp, tán kết... Cây tầm bóp có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, kiểm soát mỡ máu, dùng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường, cải thiện hệ miễn dịch, điều trị tay chân miệng…

Quả tầm bóp được dùng để hỗ trợ việc tiêu đờm, giảm ho hiệu quả, trị tiểu ít, mụn nhọt. Loại quả này có thể phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận như sỏi thận, sỏi bàng quang, hỗ trợ điều trị bệnh gout và thấp khớp…

1 loại quả hiếm trên thế giới nhưng mọc dại đầy Việt Nam: Là vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, dưỡng thận hiệu quả- Ảnh 3.

Năm 2021, tầm bóp Nam Mỹ trồng ở Đà Lạt được bán tại một số siêu thị, cửa hàng trái cây Việt Nam với giá gần 400.000 đồng/kg, cùng phân khúc với nhiều hoa quả cao cấp. Tầm bóp Nam Mỹ được chứng minh có chứa lượng lớn pectin, giúp điều hòa quá trình tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu và kiểm soát mức cholesterol.

3 loại quả khác cũng hiếm trên thế giới, trồng đầy ở Việt Nam

Ngoài tầm bóp, có 3 loại quả được trồng nhiều ở Việt Nam cũng được trang Mysterious World liệt kê vào danh sách quả hiếm bao gồm sầu riêng, măng cụt và chôm chôm.

Sầu riêng

Sầu riêng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chủ yếu được trồng ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Sầu riêng chứa nhiều chất xơ, chất béo, carb và protein, vitamin B, vitamin C, kali, mangan… được mệnh danh là “trái cây vua”. 

Loại quả này chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa cùng hợp chất thực vật tốt cho tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe xương.

Măng cụt

1 loại quả hiếm trên thế giới nhưng mọc dại đầy Việt Nam: Là vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, dưỡng thận hiệu quả- Ảnh 4.

Măng cụt được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á và một số khu vực nhiệt đới khác trên thế giới. Măng cụt là nguồn bổ sung dồi dào các vitamin A, C, E giúp cơ thể chống lão hóa, trong khi một số hoạt chất khác trong loại quả này được chứng minh tác dụng ổn định đường huyết, bảo vệ tim mạch.

Chôm chôm

Chôm chôm cũng là loại quả khởi nguyên và phổ biến ở Đông Nam Á. Chôm chôm chứa nhiều chất xơ, vitamin C, đồng và một lượng nhỏ các khoáng chất khác. Loại quả này có công dụng thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ loại bỏ độc tố trong thận và bổ sung năng lượng cho cơ thể.

(Tổng hợp)

Kim Linh

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên