MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“1 sưng, 2 đỏ, 3 nhiều” giúp nhận diện ngay những người gan không tốt

10-07-2024 - 16:35 PM | Sống

“1 sưng, 2 đỏ, 3 nhiều” giúp nhận diện ngay những người gan không tốt

Bệnh gan, nhất là ở giai đoạn đầu không gây ra cảm giác đau tại chỗ. Vì vậy, đừng bỏ qua manh mối quan trọng từ một số thay đổi bên ngoài.

Giáo sư Yang Lihua (Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) cho biết: “Không giống như các cơ quan khác, khi gan mắc bệnh hay tổn thương không gây cơn đau tại chỗ một cách rõ ràng. Đó là bởi gan không có dây thần kinh cảm nhận đau, mà chỉ có một lớp nang giống như dây thần kinh. Thường chỉ thấy đau hạ sườn bên phải.

Hơn nữa, nó cũng có khả năng tái tạo và dự trữ rất mạnh. Chỉ cần 1/3 tế bào gan hoạt động bình thường thì sẽ rất khó phát hiện bất thường rõ ràng hay ảnh hưởng trực tiếp từ lá gan. Đến khi bệnh nặng, tổn thương quá lớn mới bùng phát những triệu chứng rõ ràng, cục bộ và tiến triển rất nhanh, dẫn tới khó kiểm soát”.

Bởi vậy, ông nhắc nhở chúng ta không nên chủ quan với một số thay đổi khác từ cơ thể, dễ thấy bằng mắt thường. Chúng có thể là dấu hiệu quan trọng để nhận diện người có lá gan không tốt, đang bị bệnh tật tấn công.

“1 sưng” dễ thấy khi gan bị tổn thương

Nếu phát hiện đầu ngón tay của mình ngày càng tăng kích thước, giống như bị sưng lên thì nên cẩn trọng với bệnh về gan. Điểm đặc biệt là kiểu sưng ngón tay này chỉ xuất hiện ở phần đầu ngón tay, ảnh hưởng tới móng tay nhưng các phần còn lại hoàn toàn bình thường. Trong y học còn được gọi là ngón tay dùi trống hoặc ngón tay khum mặt kính đồng hồ.

“1 sưng, 2 đỏ, 3 nhiều” giúp nhận diện ngay những người gan không tốt- Ảnh 1.

Một số bất thường ở ngón tay, lòng bàn tay có thể cảnh báo sớm các bệnh về gan (Ảnh minh họa)

Theo Giáo sư Yang: “Tình trạng này thường gặp ở giai đoạn bệnh gan nghiêm trọng, phổ biến nhất là xơ gan mãn tính hoặc ung thư gan - thường là ung thư gan do rượu bia. Đương nhiên, nó cũng có thể gặp ở những người mắc bệnh lý tim phổi, cường tuyến thượng thận hoặc thiếu máu mãn tính”.

Tuy nhiên, có một số đặc điểm để phân biệt ngón tay dùi trống do bệnh gan với bệnh lý khác. Đó là ngoài sưng và mềm móng, móng tay của người bệnh gan thường có màu vàng, đi kèm ngứa da tay. Nguyên nhân do suy giảm chức năng gan làm tích tụ chất độc và rối loạn chuyển hóa bilirubin. Sưng đầu ngón tay do bệnh gan cũng thường không gây cảm giác đau nhức.

Khi có thể xuất hiện “2 đỏ” này, nên đi khám gan ngay

Nhắc tới màu sắc đi liền với bệnh gan, chúng ta không thể bỏ qua màu vàng. Ví dụ như vàng da hay vàng mắt. Tuy nhiên, sự xuất hiện sắc tố đỏ bất thường ở 2 trường hợp này cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan quan trọng:

Lòng bàn tay đỏ

Y học gọi hiện tượng ban đỏ ở lòng bàn tay do bệnh gan là “lòng bàn tay gan”. Khi chức năng gan suy giảm dần, khả năng vô hiệu hóa estrogen cũng giảm khiến các mao mạch bị vỡ và chảy máu. Đồng thời mạch máu bàn tay người bệnh gan nặng có xu hướng giãn nở nhiều hơn. Hai yếu tố này dẫn tới các vết ửng đỏ dưới da lòng bàn tay, thường là nốt đỏ tròn, đôi khi là các vệt đỏ như mạng nhện. Khi nhấn xuống chúng sẽ biến mất nhưng thả ra sẽ rất nhanh xuất hiện lại, không dây gây đau.

Nước tiểu màu đỏ

Khi thấy nước tiểu có màu đỏ, hầu hết mọi người thường cho rằng bị bệnh thận hoặc đường tiết niệu. Thực tế, bệnh gan nặng, cụ thể là ung thư gan cũng có thể làm thay đổi màu nước tiểu từ màu vàng đậm tới đỏ nâu. Nước tiểu đỏ do bệnh gan thường gặp nhất là ung thư hình thành từ viêm gan do virus.

“1 sưng, 2 đỏ, 3 nhiều” giúp nhận diện ngay những người gan không tốt- Ảnh 2.

Nước tiểu đổi màu vàng đậm tới đỏ nâu, tiểu ra máu cũng có thể là do bệnh gan nặng (Ảnh minh họa)

“Lúc này, gan không thể chuyển hóa bilirubin khiến nó tích tụ trong máu quá nhiều, quá tải và phải bài tiết qua nước tiểu. Đi qua hệ bài tiết cùng các chất độc tích tụ, nước tiểu bị đổi màu bất thường như vàng đậm, đỏ nâu, nâu đậm hoặc thậm chí có trường hợp tiểu ra máu. Triệu chứng này thường đi cùng dấu hiệu nhiều bọt trong nước tiểu, mùi khai nồng bất thường” - Giáo sư Yang nói.

“3 nhiều” giúp nhận diện người có gan không khỏe

Nếu thấy 3 thứ này tăng nhiều một cách khó lý giải, tốt nhất hãy tìm đến bác sĩ. Bởi vì rất có thể gan của bạn đã gặp vấn đề:

Mệt mỏi dai dẳng

Khi mắc bệnh, khả năng lọc và chuyển hóa các chất độc ở gan sẽ bị suy yếu. Dẫn tới các độc tố có xu hướng tích tụ tại gan, làm giảm khả năng dự trữ glucose dẫn tới mệt mỏi dai dẳng. Hay khi lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều (gan nhiễm mỡ) sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của gan, khiến cơ thể không đủ năng lượng và luôn rơi vào trạng thái cần được nghỉ ngơi.

Buồn nôn nhiều

Giáo sư Yang chia sẻ, thống kê lâm sàng chỉ ra có khoảng 40% người mắc bệnh gan cho rằng bệnh gan là bệnh dạ dày ở giai đoạn đầu, dẫn đến họ bỏ lỡ cơ hội tốt để điều trị. Lý do là bệnh gan giai đoạn đầu thường gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa và đầy bụng.

Theo ông: “Gan có vai trò sản xuất ra dịch mật để tiêu hóa chất béo. Khi gan có vấn đề, dịch mật được tiết ra quá ít khiến cho chất béo trong cơ thể không được tiêu hóa hết, sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, chán ăn”.

Mất ngủ, thức giấc nhiều lần

Nóng gan và một số vấn đề suy giảm chức năng gan khác có thể gây rối loạn giấc ngủ về đêm. Thường là gây mất ngủ và tỉnh giấc nhiều lần, đặc biệt là vào thời điểm 3 - 4 giờ sáng.

“1 sưng, 2 đỏ, 3 nhiều” giúp nhận diện ngay những người gan không tốt- Ảnh 3.

Bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ thường gây thức giấc vào 3 - 4 giờ sáng (Ảnh minh họa)

Lý do là khi gan bị tổn thương, đặc biệt trong tình trạng nóng gan, sản xuất hormone melatonin có thể bị ảnh hưởng, nhất là vào buổi tối. Ngoài ra, tổn thương chức năng gan có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu và chán ăn, tác động gián tiếp tới khả năng ngủ.

Đặc biệt, nếu bạn thức giấc nhiều lần trong khoảng 3 - 4 giờ sáng, lặp đi lặp lại hàng ngày thì có thể gan đã mắc bệnh. Thường gặp nhất là viêm gan, gan nhiễm mỡ. Bởi theo đồng hồ sinh học, từ 1 - 3 giờ sáng, gan hoạt động mạnh nhất để làm sạch và thải độc cơ thể trong khi ngủ. Khi thải độc không hiệu quả, thời gian này bị kéo dài ra, cơ thể cố gắng phân bổ nhiều năng lượng hơn để giải độc và khiến kích hoạt hệ thống thần kinh thức dậy.

Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor

Theo Ngọc Ái

Phụ Nữ Mới

Trở lên trên