MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

1 triệu tỷ đồng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

29-11-2023 - 14:50 PM | Doanh nghiệp

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thời điểm cuối tháng 10/2023 là khoảng 1 triệu tỷ đồng, chiếm 10,5% GDP năm 2022.

Bộ Tài chính vừa nhóm họp với các cơ quan Bộ ngành, hiệp hội về tình hình triển khai Nghị định số 08 và định hướng chính sách trong thời gian tới.

Theo Bộ Tài chính, sau vụ việc của Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, thị trường trái phiếu doanh nghiệp biến động mạnh, nhà đầu tư mất niềm tin và yêu cầu doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu trước hạn, doanh nghiệp gặp khó khăn khi phát hành trái phiếu mới. Đồng thời kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính trong, ngoài nước diễn biến phức tạp, lãi suất tăng, thanh khoản của nền kinh tế gặp khó khăn.

Song với việc Chính phủ ban hành Nghị định 08 đã góp phần giúp doanh nghiệp có thêm thời gian xử lý các khó khăn trước mắt về trái phiếu. Từ quý II/2023 đến nay, thị trường đã dần ổn định trở lại. 

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính thường xuyên theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp thanh toán nợ trái phiếu; tăng cường công tác thanh tra, giám sát chấn chỉnh và xử lý vi phạm. Công tác truyền thông cũng được tăng cường để khôi phục niềm tin cho nhà đầu tư. 

Theo Nghị định 08, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác. Các trái phiếu đã phát hành trước khi Nghị định 65 có hiệu lực được đàm phán để kéo dài kỳ hạn tối đa không quá 02 năm. Ngưng hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2023 đối với 3 nội dung quy định tại Nghị định 65 về xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, xếp hạng tín nhiệm bắt buộc và giảm thời gian phân phối trái phiếu…

"Tính từ khi Nghị định 08 có hiệu lực thi hành đến ngày 3/11/2023, theo số liệu theo dõi của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, có 68 doanh nghiệp phát hành riêng lẻ với khối lượng 189.700 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thời điểm cuối tháng 10/2023 là khoảng 1 triệu tỷ đồng, chiếm 10,5% GDP năm 2022, bằng 8% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế", ông Nguyễn Hoàng Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết.

1 triệu tỷ đồng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Hoàng Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính)

Trao đổi về quy định tại Nghị định 08 về thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác và các trái phiếu đã phát hành trước khi Nghị định 65 có hiệu lực được đàm phán để kéo dài kỳ hạn tối đa không quá 02 năm, đại diện Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính cho biết, theo quy định của Nghị định 08, các chính sách này sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Đánh giá của cơ quan quản lý cho rằng, thời gian vừa qua doanh nghiệp có khó khăn về thanh khoản dẫn tới có khả năng chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp đã chủ động đàm phán với nhà đầu tư để thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác (chủ yếu bằng sản phẩm bất động sản), kéo dài kỳ hạn trái phiếu hoặc thay đổi điều kiện, điều khoản khác của trái phiếu (thay đổi về thời gian, phương thức, tần suất thanh toán gốc, lãi trái phiếu). Đến nay có nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán đã có phương án đàm phán với nhà đầu tư.

Chính sách này tại Nghị định 08 là một trong các cơ sở pháp lý để doanh nghiệp đàm phán với nhà đầu tư cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, giảm áp lực trả nợ, qua đó doanh nghiệp có thời gian để điều chỉnh quy mô hoạt động, khôi phục sản xuất kinh doanh để tạo ra dòng tiền trả nợ.

Theo Thùy An

VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên