2 loại tiền cha mẹ tuyệt đối không cho con cái: Nếu không chính là hại con
Muốn tốt cho con cái và cho chính bản thân, cha mẹ tuyệt đối không nên cho 2 loại tiền sau đây.
- 03-11-202365 tuổi, sau 3 năm nghỉ hưu, tôi “nhẫn tâm” làm 6 điều này, không mong đợi con cái mà vẫn sống thảnh thơi
- 01-11-2023Cô dâu Đồng Tháp được mẹ chồng tặng quà tiền tỷ, dùng hơn 1000 viên kim cương
- 21-10-2023"Nữ hoàng giải trí" Hồ Ngọc Hà tuổi 38: Vừa nhận tiền tỷ show hot, lại tiếp tục góp mặt 1 sự kiện cực khủng
1. Không tiếp tục đưa tiền chu cấp cho con cái đã khôn lớn
Người lớn tuổi thường không tiêu tốn quá nhiều tiền bạc trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng không thể vì thế mà họ phải tiết kiệm tài chính, rồi tiếp tục chu cấp cho con cái đã khôn lớn, trưởng thành.
Hầu hết những người đến tuổi trung niên đều suy giảm về thể lực, sức khỏe và sự minh mẫn. Do đó, họ khó cạnh tranh được với những người trẻ tuổi cho cùng một vị trí, chỉ có thể làm những công việc lao động đơn giản, chấp nhận thu nhập giảm đi.
Nếu vẫn phải gánh trách nhiệm chu cấp tiền bạc cho con cái, áp lực tài chính sẽ trở thành gánh nặng quá lớn. Khi bản thân đổ bệnh, ốm đau, lúc đó họ mới vội vàng gom góp chi phí y tế để điều trị, chạy chữa cho bản thân, nhưng không phải lúc nào cũng kịp.
Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ luôn quan tâm con cái quá mức. Họ thà để bản thân phải ăn tiêu dè sẻn vẫn muốn dành cho con phần hơn. Điều này xuất phát từ tình yêu thương con, nhưng mặt khác, có thể khiến các con sinh ra tâm lý ỷ lại. Khi con cái còn chưa tự lập mà đã có một khoản tài sản to lớn, đảm bảo nửa đời còn lại êm ấm vô lo, thì họ rất dễ đánh mất ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
Đối với người lớn tuổi, việc phân chia của cải không công bằng lại là một vấn đề đau đầu khác. Nếu việc cha mẹ hỗ trợ tài chính cho con cái thiếu công bằng, bình đẳng sẽ dẫn đến bất hòa, mâu thuẫn trong gia đình. Chính những vấn đề phát sinh có thể sẽ càng làm trầm trọng thêm vấn đề sức khỏe tâm thần của người cao tuổi.
Trên thực tế, từ góc độ của cha mẹ, tài sản là kết quả lao động chăm chỉ của nửa đời người, cha mẹ có quyền tự do sử dụng và giao tài sản đó cho bất cứ ai họ muốn. Do đó, dù ít hay nhiều, đó cũng là món quà vô giá, đại biểu cho tình thương của cha mẹ dành cho con cái.
2. Không trả các khoản nợ của con cháu
Dù ở độ tuổi nào, con người cũng chỉ có thể trưởng thành khi học được cách chịu trách nhiệm với mọi quyết định, hành động của bản thân.
Có những người trẻ tiêu xài quá nhiều tiền từ thẻ ngân hàng, rồi lại tiếp tục quẹt thẻ tín dụng, rồi không có khả năng trả hết nợ nần. Cuối cùng cha mẹ bắt buộc là người phải thanh toán nợ cho con. Có những khoản nợ với giá trị rất lớn, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch nghỉ hưu và dưỡng già sau này, nhưng cha mẹ vẫn "cắn răng" thanh toán.
Với người trung niên chưa đến tuổi nghỉ hưu, họ còn có thể kéo dài thời gian lao động để trả nợ cho con cái. Nhưng với người cao tuổi chẳng còn thu nhập, chỉ có những đồng lương hưu cố định mỗi tháng, số tiền nợ đó có thể là khoản chi tiêu cả năm của họ.
Việc trả hết nợ cho con có nguy cơ dẫn đến hai tác động tiêu cực:
Thứ nhất, người cao tuổi không chỉ gặp khó khăn về tài chính mà còn gặp vấn đề về tinh thần. Vì vậy, khi người cao tuổi đứng trước câu hỏi có nên giúp con cái trả hết nợ hay không, họ nên cân nhắc kỹ xem mình có đủ khả năng chống chịu căng thẳng và dự trữ tài chính hay không. Nếu dư dả thì giúp đỡ. Nếu không có gì thì phải thẳng thừng từ chối, để con tự học cách quản lý tài chính.
Thứ hai, việc trả hết nợ cho con sẽ gây bất lợi cho sự phát triển và tự lập về lâu dài. Người xưa thường nói, muốn cởi chuông thì phải tìm người buộc chuông. Tương tự như vậy, để sửa lỗi thì người mắc lỗi phải chịu trách nhiệm và hậu quả cho những hành vi của mình. Cha mẹ không nên làm tấm chắn cho con.
Nếu không, con cái không nhận ra lỗi lầm của mình, càng không có cảm giác cần sám hối, thậm chí còn tiếp tục phạm lỗi y như cũ. Khi đó, cha mẹ dù có bao nhiêu tài chính cũng không thể ngăn cản con cái phung phí không kiểm soát.
Nếu con cái cứ tiếp tục hành động liều lĩnh, không quan tâm đến hậu quả thì cha mẹ khó có thể hưởng một cuộc sống an ổn khi về già, mà luôn phải sống trong lo lắng cho con. Như vậy, làm sao con cái có thể trưởng thành? Làm sao cha mẹ có thể yên tâm?
Tóm lại, những bậc cha mẹ không nên bỏ ra 2 loại tiền kể trên cho con cái, dù điều kiện gia đình tốt đẹp tới đâu.
Tất nhiên, khi con gặp khó khăn, cha mẹ sẽ không nhẫn tâm để khoanh tay đứng nhìn, nhưng chỉ nên hỗ trợ con ở một mức nhất định, đồng thời động viên con phấn đấu tự lập, tự chăm lo cho cuộc sống của bản thân. Đó mới là cách làm tốt nhất cho các con.
*Nguồn: Sohu
Báo Giao Thông