MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2 nguyên tắc “vàng” khi thay thế cơm trắng bằng tinh bột lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường, kiên trì mỗi ngày đường huyết tự khắc về ngưỡng an toàn

11-01-2022 - 18:05 PM | Sống

2 nguyên tắc “vàng” khi thay thế cơm trắng bằng tinh bột lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường, kiên trì mỗi ngày đường huyết tự khắc về ngưỡng an toàn

Cơm trắng có chỉ số đường huyết rất cao, vậy người tiểu đường nên ăn gì và ăn như thế nào để bổ sung tinh bột một cách lành mạnh?

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh chuyển hóa, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất, đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về mắt, thần kinh, nhiễm trùng,...

Trong quá trình ổn định bệnh và kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường phải lưu ý nhiều điều, đặc biệt là chế độ ăn uống. Một số thực phẩm thông thường có hàm lượng đường cao đòi hỏi bệnh nhân phải có kế hoạch ăn kiêng nghiêm ngặt.

Đối với người Việt Nam, bữa ăn hàng ngày không thể tách rời khỏi cơm. Cơm trắng lại được xếp vào loại chỉ số đường huyết thực phẩm tương đối cao nên dễ gây tăng đường huyết sau ăn.

2 nguyên tắc “vàng” khi thay thế cơm trắng bằng tinh bột lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường, kiên trì mỗi ngày đường huyết tự khắc về ngưỡng an toàn - Ảnh 1.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân quyết định kiêng hoàn toàn cơm trắng cũng như tinh bột thì lại là một lựa chọn sai lầm. Nguyên nhân là vì việc nhịn ăn tinh bột như vậy có khả năng khiến cho cơ thể bị thiếu năng lượng, dẫn đến hạ đường huyết, thậm chí có thể gây ra hôn mê và tử vong.

Vậy có cách bổ sung tinh bột lành mạnh vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng vừa có thể kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường không?

Theo trang Healthline (Hoa Kỳ), ở góc độ kiểm soát đường huyết và ổn định tình trạng bệnh, người mắc tiểu đường hoàn toàn có thể thay thế lương thực chính bằng khoai lang. Không chỉ vậy, có một số loại khoai lang đã được chứng minh là có lợi ích cho sức khỏe của những người mắc các bệnh liên quan đến lượng đường trong máu và béo phì.

Theo các nguyên cứu, nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng thực chất đến từ hiệu suất hấp thụ đường trong thức ăn rất cao của dạ dày, đặc biệt với nhóm lương thực chính như cơm trắng. Chỉ số đường huyết của cơm trắng đạt mức 83,2. Đường tiêu hóa có hiệu suất hấp thụ đường cao đối với những thực phẩm như vậy, nếu ăn vào lâu ngày sẽ khó kiểm soát đường huyết hơn.

2 nguyên tắc “vàng” khi thay thế cơm trắng bằng tinh bột lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường, kiên trì mỗi ngày đường huyết tự khắc về ngưỡng an toàn - Ảnh 2.

Còn với khoai lang, vì giàu chất xơ nên dạ dày không thể tiêu hóa nhanh chóng khiến tốc độ tiêu hóa bị chậm lại, hiệu suất hấp thụ đường cũng giảm, chỉ số đường huyết chỉ dao động từ 60 đến 66, thấp hơn nhiều so với cơm trắng.

Không chỉ vậy, trong khoai lang còn chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B, carotene, kali... có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa, cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể.

Khoai lang là thực phẩm giúp ích cho quá trình kiểm soát đường huyết, có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, để quá trình sử dụng đạt được hiệu quả tối đa, người mắc tiểu đường nên tuân thủ 2 “nguyên tắc vàng” dưới đây.

    Không thể thay thế hoàn toàn cơm trắng bằng khoai lang

Mặc dù khoai lang có chỉ số đường huyết thấp, có thể giúp quá trình kiểm soát lượng đường trong máu dễ dàng hơn nhưng chúng ta không thể thay thế hoàn toàn cơm trắng bằng hai loại thực phẩm này.

Do hiệu suất hấp thụ đường thấp nên lượng năng lượng mà cơ thể nạp được từ khoai lang cũng thấp. Nếu thay thế hoàn toàn cơm trắng thì tổng calo cơ thể thu được trong một ngày sẽ giảm xuống, khiến cơ thể mệt mỏi, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, thậm chí là tử vong.

2 nguyên tắc “vàng” khi thay thế cơm trắng bằng tinh bột lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường, kiên trì mỗi ngày đường huyết tự khắc về ngưỡng an toàn - Ảnh 3.

Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường nên tuân thủ nguyên tắc “xen kẽ” khoai lang và cơm trắng. Điều này không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn bảo đảm dinh dưỡng cho cơ thể. Để đảm bảo sức khỏe, hãy thay thế một nửa hoặc một phần cơm trắng bằng khoai lang.

    Chú ý chức năng hệ tiêu hóa

Như đã đề cập ở trên, khoai lang rất giàu chất xơ, có thể làm giảm hiệu suất hấp thụ đường, đồng thời giúp kiểm soát cân nặng, giảm béo bụng.

Tuy nhiên, vì khoai lang không dễ tiêu hóa như cơm trắng nên nếu người bệnh tiểu đường mắc các bệnh về đường tiêu hóa, suy giảm chức năng tiêu hóa do biến chứng của bệnh tiểu đường hoặc các bệnh trước đó thì cần cân nhắc kỹ lưỡng việc sử khoai lang thay cho cơm trắng.

Thay vào đó, người bệnh nên tự mình kiểm soát lượng đường nạp từ cơm trắng để ổn định đường huyết của chính mình bằng cách bổ sung theo yêu cầu của cơ thể và sắp xếp thứ tự ăn phù hợp: ăn rau củ quả và dùng nước canh trước, sau đó mới ăn đến cơm và các thức ăn khác.

Hiện nay chưa có thuốc chữa trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những triệu chứng do bệnh gây ra có thể được kiểm soát tốt trong quá trình điều trị. Trong đó, phương pháp điều trị không dùng thuốc vẫn là ưu tiên hàng đầu và cần có sự phối hợp chủ yếu từ chính bệnh nhân.

Mỗi bệnh nhân tiểu đường cần xây dựng và duy trì cho mình một lối sống lành mạnh, cố gắng tập thể dục thường xuyên, thay đổi chế độ ăn uống theo hướng khoa học hơn để kiểm soát lượng đường huyết luôn ở mức an toàn.

 

2 nguyên tắc “vàng” khi thay thế cơm trắng bằng tinh bột lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường, kiên trì mỗi ngày đường huyết tự khắc về ngưỡng an toàn - Ảnh 4.

Thiên An

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên