2 vợ chồng đều phát hiện mắc ung thư: Hóa ra có 3 thứ không được nấu cùng với cháo, nếu không sẽ là mầm mống gây bệnh rất đáng sợ
Cháo là thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng nhưng sẽ hóa độc nếu được nấu cùng 3 món tai hại dưới đây.
- 14-09-2021Gần tết Trung Thu, quý nhân chỉ lối giúp 3 con giáp tài lộc rủng rỉnh, cần chuẩn bị sẵn cho cơ hội thăng tiến
- 14-09-2021Cứ mỗi 30 phút làm việc, nhất định phải dành ra 3 phút làm một thứ : Thói quen làm nên sự khác biệt cho người trường thọ
- 17-08-2021Muốn biết lục phủ ngũ tạng có tốt hay không, chỉ cần nhìn sắc mặt là đủ: Không có 5 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể ít bệnh, khỏe mạnh
Mặc dù chất lượng y tế ngày càng được cải thiện, thế nhưng số ca tử vong vì ung thư vẫn tăng cao qua từng năm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có 8,8 triệu người ra đi vì ung thư (chiếm gần 1/6 tổng số ca tử vong trên thế giới). Trong số những bệnh nhân ung thư , hầu hết nguyên nhân gây bệnh đều liên quan đến thói quen sinh hoạt và ăn uống không điều độ.
Hình minh họa. (Ảnh: Aboluowang).
Điển hình là trường hợp của vợ chồng anh Tôn (32 tuổi), sống tại một vùng quê của Trung Quốc. Cả hai vợ chồng đều được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan trong cùng một ngày.
Thời gian trước đó, vợ anh Tôn cảm thấy bị đau ở vùng bụng trên bên phải, vài ngày sau, người chồng cũng gặp phải vấn đề tương tự. Nhận thấy có điều bất thường nên họ đến bệnh viện kiểm tra. Các bác sĩ tiến hành siêu âm và làm nhiều xét nghiệm, cuối cùng cho biết cả hai đều đang có một khối u lớn ở gan. Kết quả sinh thiết cho thấy đó là ung thư gan giai đoạn cuối .
Trò chuyện với bác sĩ, anh Tôn chia sẻ: “Ngoài sở thích uống rượu, vợ chồng tôi ăn cháo mỗi ngày, ngày ăn 2 bữa, trừ bữa trưa. Để thay đổi khẩu vị, chúng tôi thường cho thêm khoai lang, đậu phộng và một số thức ăn khác vào cháo. Thỉnh thoảng có những củ khoai lang bị hỏng, gia đình sẽ gọt bỏ phần thối và nấu phần còn lại với cháo. Những hạt đậu phộng màu vàng, bị nhăn nheo cũng được giữ lại”.
Nghe đến đây, các bác sĩ nhận định: Cho những thực phẩm này vào cháo thì không khác gì gieo mầm mống ung thư gan vào người.
3 thứ không bao giờ nên nấu cùng với cháo
1. Khoai lang có dấu hiệu thối
Khoai lang là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe con người. Nghiên cứu cho thấy, thường xuyên ăn khoai lang giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, quản lý bệnh tiểu đường, giảm cân và thúc đẩy hoạt động chống viêm.
Thế nhưng, khoai lang chỉ có lợi khi ở trạng thái tươi, nếu thực phẩm có đốm đen và bị thối thì nên loại bỏ. Bởi lúc này toàn bộ thành phần khoai đã chứa aflatoxin - độc tố gây bệnh ung thư gan mạnh mẽ nhất. Loại độc tố này sẽ không bị tiêu diệt dù bạn có loại bỏ phần khoai bị hỏng hay tác động đến khoai bằng nhiệt độ cao như luộc, nướng, nấu cùng cháo. Do đó, khi khoai có những biểu hiện này thì hãy cương quyết vứt bỏ đi.
2. Hạt đậu phộng đã mốc
Đậu phộng chỉ lành tính khi hạt căng mọng và có màu sắc tươi sáng. Nếu thấy hạt đã ngả màu vàng và trông nhăn nheo, tuy mùi vị vẫn bình thường nhưng đậu phộng đã không còn ăn được nữa. Tương tự như khoai lang thối, lúc này hạt đậu phộng đã chứa độc tố aflatoxin . Nếu tiếp tục ăn sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan và gây ung thư gan.
3. Gừng thối
Những khi cảm thấy lạnh bụng, các bà nội trợ thường cho gừng vào nấu cùng cháo để nhanh hồi phục. Tuy nhiên, gừng thối là một trong những thực phẩm không nên tiêu thụ vì rất độc. Theo bác sĩ Bao Zhijun (Bệnh viện Đông Trung Quốc, Đại học Phúc Đán): Gừng thối là một thực phẩm có thể gây hại cho gan bởi chúng có chứa một lượng nhỏ safrole - đây là một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan và ung thư thực quản.
Sau khi gừng bị thối, độc tố safrole sẽ lan ra toàn bộ củ gừng, khiến cho các bộ phận tưởng chừng lành lặn nhưng thực tế đã bị nhiễm độc. Bác sĩ cảnh báo gừng một khi đã hư hỏng thì nên vứt đi.
Ngoài những nguyên liệu trên, thường xuyên dùng khoai tây mọc mầm trong chế biến thực phẩm cũng dẫn đến bệnh ung thư gan. Khoai tây mọc mầm chứa lượng lớn solanin, chất này rất độc, kể cả khi tiêu thụ với hàm lượng rất nhỏ. Ngộ độc solanin gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe gan.
Khi ung thư gan tìm đến, cơ thể sẽ có những dấu hiệu bất thường này
Đau ở phần bụng trên bên phải
Phần bụng trên bên phải chính là vị trí của gan. Gan là cơ quan không có dây thần kinh cảm giác, nên nếu gan bị tổn thương, bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào cả. Khi gan thấy đau nghĩa là bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn.
Không có cảm giác thèm ăn
Ai cũng biết dạ dày kém có thể gây chán ăn, nhưng lại ít người biết rằng bệnh gan cũng gây chán ăn tương tự. Quá trình tiêu hóa cần có mật để hỗ trợ. Khi chức năng gan suy giảm, lượng mật cũng sẽ giảm, lúc này tốc độ tiêu hóa thức ăn trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Nếu thức ăn đọng lại trong ruột và dạ dày không được tiêu hóa kịp sẽ gây ra hiện tượng buồn nôn và giảm cảm giác thèm ăn.
Chảy máu chân răng
Ngoài các bệnh viêm nha chu có thể gây chảy máu chân răng thì chấn thương gan cũng có thể gây ra tình trạng này. Sau khi gan bị thương, chức năng đông máu trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng, điều đó gây ra hiện tượng chảy máu chân răng không thể kiểm soát.
Pháp luật & Bạn đọc