3 mẹo nhỏ giúp bạn giảm căng thẳng, chán nản trong công việc dịp cuối năm: Người thông minh đã áp dụng và rất thành công!
Chúng ta luôn muốn xây dựng một đế chế kinh doanh hùng mạnh, tích lũy một khối tài sản khổng lồ và trở thành một trong những huyền thoại trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chúng ta lại ghét phải làm việc chăm chỉ ngày này sang tháng khác. Dưới đây là bật mí rút ra từ 3 huyền thoại nổi tiếng giúp bạn giảm căng thẳng trong công việc.
- 04-08-2019Dành 15 - 20 phút mỗi ngày để “đạt cảm giác lo lắng cao nhất” có thể làm giảm căng thẳng và mang lại sự bình yên: Nghe tưởng vô lý nhưng đem tới hiệu quả đáng kinh ngạc
- 12-06-201912 lời khuyên giúp bạn tạm biệt mọi lo âu, căng thẳng “ăn mòn” bản thân: Thực hiên ngay để ngày mới không còn mệt mỏi, suy tư
1. Mark Zuckerberg: Hãy bắt đầu với những nhiệm vụ dễ dàng nhất
Thông thường đối với mọi người, làm việc là một thứ gì đó rất tốn sức như chạy marathon hoặc leo lên đỉnh Everest vậy.
Hầu hết các doanh nhân nghiệp thường dành hàng tuần để chuẩn bị cho một nhiệm vụ được cho là cam go nhất. Đến khi bắt tay để thực hiện, họ sẽ chỉ hoàn thành 30% công việc, 70% còn lại được "chôn vùi" trong sự trì hoãn.
Huyền thoại Mark Zuckerberg không bao giờ dành thời gian quá lâu cho các nhiệm vụ. Nhà sáng lập trẻ, thông minh của Facebook đã phát triển một công thức đơn giản để hoàn thành bất kỳ công việc nào mà không cảm thấy căng thẳng hay cảm giác tiêu cực khi phải làm việc.
Công việc vốn dĩ không cần phải như vậy. Công việc nên được thực hiện một cách vui vẻ hơn thế.
Huyền thoại Mark Zuckerberg không bao giờ dành thời gian quá lâu cho các nhiệm vụ. Nhà sáng lập trẻ, thông minh của Facebook đã phát triển một công thức đơn giản để hoàn thành bất kỳ công việc nào mà không cảm thấy căng thẳng hay cảm giác tiêu cực khi phải làm việc.
Anh luôn bắt đầu từ những nhiệm vụ dễ dàng nhất. Mark Zuckerberg chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng một quy tắc kinh doanh đơn giản là: Nếu bạn làm những việc dễ dàng hơn trước, thì bạn thực sự có thể đạt được nhiều tiến bộ". Đây quả là một triết lý thông minh cho một siêu sao ở Thung lũng Silicon.
Nếu bạn bắt đầu với một dự án đơn giản, bạn sẽ có một cảm giác sảng khoái, thích thú khi hoàn thành nó. Đây là bàn đạp, động lực để bạn có thể chinh phục những nhiệm vụ khó khăn hơn trước mắt mà không cảm thấy gánh nặng của công việc.
2. Sean Lourdes: Hãy hào phóng
Kiếm thật nhiều tiền dường như là mục tiêu hàng đầu của hầu hết những người đi làm và kinh doanh. Nhưng đôi khi bạn nên học cách đặt nhẹ vấn đề tiền bạc.
Theo Sean Lourdes - nhà làm phim, sản xuất tạp chí nổi tiếng ở Mỹ, sở dĩ bởi vì nếu bạn luôn bị ám ảnh bởi sự giàu có, kiếm được nhiều tiền hơn, "bán" tất cả thời gian và công sức của bạn vào công việc, điều đó sẽ khiến sự nghiệp kinh doanh của bạn trở nên nhàm chán, nặng nề và tẻ nhạt.
Cách tốt hơn hết để làm cho sự nghiệp kinh doanh của bạn vui vẻ và thú vị là cho đi nhiều hơn. Hết mình vì công việc và kiếm thật nhiều tiền là tốt nhưng không có nghĩa đặt tiền bạc là mục tiêu cuối cùng của bạn.
Nhiệm vụ của bạn là phục vụ thật tốt khách hàng của mình và đó mới chính là mục tiêu cuối cùng mà bạn cần theo đuổi. Hào phóng là yếu tố quan trọng giúp bạn phục vụ khách hàng tốt hơn cũng như giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai.
Hãy bắt đầu bằng việc mang lại nhiều quyền lợi hơn cho khách hàng của bạn, giảm giá nhiều hơn so với yêu cầu của người mua hay chỉ đơn giản là quyên góp tài sản cá nhân của bạn cho các tổ chức từ thiện,..Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy ý nghĩa trong công việc, sự nghiệp và cuộc sống nói chung.
3. Robin Sharma: Đừng xem công việc như là "công việc"
Robin Sharma là một chuyên gia về quản lý phát triển bản thân. Phong cách lãnh đạo của ông là một nguồn cảm hứng cho các cá nhân và tổ chức trên toàn thế giới.
Robin Sharma giúp mọi người sống như những nhà lãnh đạo và nhận ra tiềm năng của mình.
Chuyên gia năng suất Robin Sharma lập luận rằng: "Một công việc chỉ là một công việc nếu bạn xem đó là một công việc".
Khi ghé thăm một khách sạn, Robin Sharma đã rất ngạc nhiên khi thấy những nhân viên quầy lễ tân hầu như không ngẩng đầu lên nhìn mình. Ông luôn tự hỏi: "Tại sao có người lại chọn làm trong ngành khách sạn trong khi rõ ràng là họ thấy ghét mọi người xung quanh mình?".
Nếu bạn không phù hợp với một ngành công nghiệp mà bạn vẫn khăng khăng làm việc trong ngành đó, bạn sẽ không chỉ không tìm thấy sự bình yên trong công việc mà bạn còn có thể "gây chiến" với chính khách hàng của mình.
Trên thực tế, hầu hết mọi người đang làm những công việc mà họ ghét. Nói cách khác, họ coi công việc của họ là "công việc"- một khái niệm cứng nhắc bắt họ phải hoàn thành chứ không phải là một nghề để họ say mê khai thác nhằm thỏa mãn khách hàng của mình.
Chuyên gia năng suất Robin Sharma lập luận rằng: "Một công việc chỉ là một công việc nếu bạn xem đó là một công việc".
Và nếu bạn thấy công việc của mình chỉ đơn thuần là một "công việc", bạn không thể tìm thấy những giá trị, những ý nghĩa và niềm đam mê trong những gì bạn đang làm.
Nếu bạn thấy công việc của mình là một "công việc", bạn không thể cung cấp giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng của bạn.
Nếu bạn thấy công việc của mình là một "công việc", bạn không thể cung cấp dịch vụ chất lượng hàng đầu cho khách hàng của bạn. Chính bạn, bạn phải thay đổi suy nghĩ của mình ngay từ bây giờ!
Tham khảo Addicted2success