3 người bạn rủ nhau hùn 600 triệu đồng cùng mở quán: 1 tháng sau “sập tiệm” vì doanh thu vỏn vẹn gần 300 nghìn đồng mỗi ngày, sai lầm từ tư duy của đa số người trẻ
Những tưởng công việc kinh doanh suôn sẻ, sau khi hùn vốn làm ăn, 3 người bạn rơi vào tình cảnh “dở khóc dở cười” vì thua lỗ.
- 20-04-2023Dùng hơn 1 tỷ dành dụm 7 năm về quê mở quán trà sữa rồi lỗ sạch sau 3 tháng
- 17-04-2023Nghỉ việc đầu tư 700 triệu đồng mở quán ăn nhưng sắp đóng cửa sau 1 tháng hoạt động
- 10-04-2023Bỏ việc đi mở quán trà sữa, kỹ sư IT ngã đau 2 lần, ôm nợ tiền tỷ: Kinh doanh đồ uống không dễ kiếm tiền
Nhiều người khi làm thuê luôn có tư duy muốn làm chủ vì công việc có nhiều áp lực. Tuy nhiên, kinh doanh thành công không phải điều đơn giản ai cũng làm được. Để có được 1 sự nghiệp riêng tươi sáng, chúng ta không chỉ cần đầu óc kinh doanh thông thái mà phải có vốn liếng đầy đủ, chấp nhận được rủi ro.
Bên cạnh những người “phất lên” nhanh chóng nhờ kinh doanh, nhiều người khác lại chật vật, rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười” vì thất bại. Lúc này có quay đầu lại làm công ăn lương họ cũng rất khổ sở vì ôm nợ vào người.
Câu chuyện của 3 người đàn ông Trung Quốc được đăng tải trên diễn đàn Toutiao khiến nhiều người chú ý. Cùng bỏ vốn làm ăn, sai lầm của 3 người đàn ông này đã khiến quán ăn của họ phải đóng cửa vì thua lỗ.
Bỏ cả “gia tài”, nhận lại sự thất bại
Gần đây, anh Cai, 1 người đến từ Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc đã kể lại câu chuyện khởi nghiệp của mình trên diễn đàn Toutiao. Anh chia sẻ rằng tháng 11 năm ngoái, anh cùng 2 người bạn nữa đã bàn chuyện khởi nghiệp cùng nhau.
Đây đều là những người bạn thân thiết nên có thể tin tưởng được. Cả 3 rất tin tưởng nhau và sớm quyết định sẽ hùn vốn làm ăn, doanh thu sẽ chia đều. Tuy nhiên, chỉ sau 1 tháng, quán của họ đã sớm đóng cửa vì doanh thu không đủ để kéo dài.
Cụ thể, anh Cai và 2 người bạn quyết tâm mở 1 quán bán bánh mì kẹp thịt. Xét về lĩnh vực này, 2 trong số 3 người đã có kinh nghiệm nên không quá lo lắng. Họ rút tiền tiết kiệm về để hùn hạp, tổng số vốn để mở quán là 200.000 NDT (khoảng hơn 600 triệu đồng).
Sau 1 tháng kinh doanh, quán bánh mì kẹp của họ ế khách, lượng khách ra vào quán mỗi ngày cực ít, thậm chí còn chẳng có ai. Doanh thu mà quán nhận được mỗi ngày chỉ rơi vào khoảng 79 NDT (gần 300 nghìn đồng). Hiếm có hôm nào khởi sắc họ cũng chỉ thu 200 NDT (600 nghìn đồng).
Trong khi số tiền bỏ ra quá lớn để thuê mặt bằng, mua dụng cụ vật tư, thực phẩm… thì doanh thu của quán lại quá thấp. Điều này khiến 3 người đàn ông vô cùng chán chường, mệt mỏi. Doanh thu thấp duy trì 1 tháng trời, dù vẫn mong gỡ gạc được vốn nhưng nhiều tín hiệu không khả quan bủa vây, 3 người bạn bỏ cuộc.
Câu chuyện không của riêng ai
Chỉ sau 1 tháng, quán bánh mì kẹp của 3 thanh niên đành phải đóng cửa và số tiền 600 triệu đồng bỏ ra để mua sắm đồ nghề, thiết bị, cọc mặt bằng… cũng đi tong. Anh Cai cũng thừa nhận rằng thất bại của họ đến từ tư duy “thích là làm”.
Thực chất, bánh mì kẹp là mặt hàng quá nhiều người đang kinh doanh và thành công. Họ xây dựng được tên tuổi, thương hiệu và thu hút lượng lớn khách hàng mỗi ngày. Những quán bánh mì kẹp to nhỏ từ lâu đã mọc lên như nấm ở khu vực anh Cai kinh doanh.
Trong khi đó, quán của anh lại nhỏ hơn, chưa có tên tuổi và không sử dụng các phương tiện truyền thông để hút khách. Đó chính là những lý do cơ bản khiến công việc kinh doanh của anh Cai và 2 người bạn không suôn sẻ.
Chỉ vì thích mặt hàng bánh mì kẹp và nghĩ mình có kinh nghiệm làm việc này nên 3 người đàn ông đã vội quyết định hùn vốn mở quán. Nếu ngay từ đầu họ chú ý tìm hiểu về thị trường và cân nhắc về mặt hàng kinh doanh có lẽ kết cục đã không như hiện tại. Đây cũng là sai lầm mà nhiều người trẻ thường mắc phải khi chưa suy tính được mất đã “cắm đầu cắm cổ” đầu tư, kinh doanh.
Hơn nữa, khi làm ăn nhiều người sẽ có tư duy làm ăn nhỏ lẻ trước. Nhất là với những người chưa bắt tay vào kinh doanh bao giờ, họ thường bỏ 1 số vốn ít ỏi sau đó khảo sát xem tình hình có ổn không. Nếu ổn và có tiềm năng phát triển, họ mở rộng quy mô kinh doanh và bắt nhịp với thị trường.
Điều này sẽ làm giảm sự rủi ro trong kinh doanh, giúp bạn thích nghi với thị trường và công việc dễ dàng hơn.
Theo Toutiao
Nhịp sống thị trường