3 thay đổi nhỏ trong ăn uống giảm lượng chất béo xấu, đánh bại "kẻ thù" thầm lặng của bệnh tim và đột quỵ
Chuyên gia dinh dưỡng người Anh Lynne Garton cho rằng chỉ cần có những thay đổi nhỏ trong khẩu phần ăn mỗi ngày là có thể kiểm soát lượng chất béo bão hòa, ngăn chặn sự gia tăng quá mức của cholesterol trong cơ thể.
- 11-06-2023Dốc khoảng 6 tỷ đồng tiền tiết kiệm mua nhà cho 3 con trai, đến lúc đổ bệnh tôi phải tự thuê giúp việc: Một mẹ nuôi được 3 con nhưng 3 con chưa chắc nuôi được 1 mẹ
- 09-06-2023Đàn ông trường thọ thường có "1 đen, 2 nhỏ, 3 mềm": Nếu có đủ thì không cần phải lo nghĩ nhiều
- 09-06-2023Trung Quốc cấm dạy thêm, phụ huynh phải thuê gia sư cho con gần 10 triệu đồng/giờ
Được mệnh danh là "kẻ giết người im lặng", chỉ số cholesterol quá cao có thể gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến tim mạch và đột quỵ.
Chuyên gia dinh dưỡng Lynne Garton chia sẻ: "Có nhiều loại chất béo khác nhau trong thực phẩm chúng ta ăn mỗi ngày và chất béo bão hòa chính là nguyên nhân khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao. Khi nói đến chế độ ăn kiêng lành mạnh, sự thay đổi quan trọng nhất nên thực hiện là giảm lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn mỗi ngày.”
Cùng với đó, Garton đã đưa ra những thay đổi về thực phẩm đơn giản giúp bạn đảm bảo lượng cholesterol ở mức phù hợp và hạn chế chất béo bão hòa đi vào cơ thể.
1. Hạn chế sử dụng thịt siêu chế biến
Chuyên gia cho biết: "Đến thời điểm hiện tại, thịt là yếu tố lớn nhất khiến lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của chúng ta ở mức cao.
Nhưng không phải tất cả thịt đều như vậy. Các "ứng cử viên" tệ nhất có thể kể đến là các loại thịt siêu chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt đóng hộp... Các loại thịt có nhiều mỡ cũng có trong danh sách."
Theo Garton, thịt nạc đỏ hay thịt trắng là những gợi ý tốt cho sức khỏe. Mặc dù vậy, vẫn nên sử dụng có chừng mực. Đặc biệt với những người có tiền sử bệnh về tim mạch nên cẩn thận hơn khi ăn thịt đỏ. Cùng với đó, có thể thay thế thịt bằng những nguồn protein lành mạnh và có khả năng kiểm soát chất béo khác như cá, các loại đậu và sản phẩm làm từ đậu nành, trứng...
Garton cũng nói thêm: “Không ăn thịt một lần mỗi tuần là cách tuyệt vời để mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch và cả môi trường trái đất."
2. Ít gọi đồ ăn ngoài, đồ ăn nhanh
Trong cuộc sống hiện đại, chỉ với một vài thao tác đơn giản trên điện thoại là có thể nhanh chóng có được những món ăn thơm ngon giao đến tận nơi. Việc đặt đồ ăn ngoài hay những món ăn nhanh cho ngày bận rộn là lựa chọn thích hợp để no bụng, nhưng giá trị dinh dưỡng có trong đó lại không hề lý tưởng.
Chuyên gia Garton cho biết: "Ăn quá nhiều đồ ăn đặt ngoài và thức ăn nhanh có thể làm tăng lượng chất béo bão hòa và muối trong cơ thể. Từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đau tim hoặc đột quỵ.
Hơn nữa, chất lượng món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng không thể đảm bảo bởi bạn thường không thể xác định được họ đã cho những gì vào đồ ăn."
Chính vì vậy, nên hạn chế đến mức tối đa việc đặt đồ ăn ngoài và sử dụng đồ ăn nhanh để có thể kiểm soát được những chất dinh dưỡng đi vào cơ thể, đảm bảo lượng lượng cholesterol luôn ở mức ổn định cũng như các vấn đề khác liên quan đến an toàn thực phẩm.
3. Hạn chế sản phẩm từ bơ và mỡ lợn
Hai phần ba chất béo trong bơ là chất béo bão hòa. Mặc dù bạn có thể không thường xuyên sử dụng bơ trong bữa ăn thường ngày nhưng nó sẽ "âm thầm" xuất hiện trong nhiều thực phẩm khác như các loại bánh ngọt, bánh kem, bánh quy… Điều đó cũng khiến lượng lớn chất béo bão hòa đi vào cơ thể mà bạn không hề hay biết.
Không chỉ bơ, lượng axit béo bão hòa trong mỡ lợn khá cao (khoảng 37%), nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng hàm lượng lipid và cholesterol trong máu, từ đó tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, rối loạn chuyển hóa và các bệnh mãn tính nguy hiểm khác.
Mặc dù vậy, mỡ lợn vẫn chứa khá nhiều dưỡng chất có vai trò thúc đẩy quá trình sửa chữa tế bào, chống oxy hóa... nên nếu sử dụng một cách vừa phải và khoa học vẫn sẽ mang đến những lợi ích nhất định cho cơ thể. Theo chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 25-30 gram mỡ lợn để đảm bảo sức khỏe.
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thêm các loại dầu được làm từ thực vật như dầu cải, dầu đậu nành, hướng dương, olive... bởi đây đều là những loại chất béo không bão hòa hỗ trợ kiểm soát lượng cholesterol nhưng vẫn đảm bảo hương vị món ăn.
Nguồn và ảnh: Express, Pinterest
Trí Thức Trẻ