MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

35 - 45 tuổi là giai đoạn quan trọng bậc nhất của cuộc đời: Nắm chắc 5 điểm này có thể trì hoãn sự suy giảm về thể lực, giữ sức khoẻ và trí óc "mãi mãi tuổi 20"

20-11-2021 - 23:11 PM | Sống

35 - 45 tuổi là giai đoạn quan trọng bậc nhất của cuộc đời: Nắm chắc 5 điểm này có thể trì hoãn sự suy giảm về thể lực, giữ sức khoẻ và trí óc "mãi mãi tuổi 20"

Sau tuổi 35, cơ thể sẽ chịu những tổn thương do tác động của bên ngoài. Chính vì thế, những gì chúng ta cần làm là quan tâm hơn đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Hình thành, duy trì những thói quen mang lại nhiều lợi cho hiện tại và nhiều năm sau.

Nhìn chung, cơ thể bắt đầu xuống dốc sau tuổi 35. Do đó, độ tuổi 35 đến 45 là giai đoạn quan trọng để chuyển đổi thể chất và tinh thần. Chỉ cần bạn nắm bắt được giai đoạn này, sửa chữa kịp thời những thói quen xấu, chủ động phòng tránh bệnh tật có thể trì hoãn sự suy giảm của cơ thể và đạt được hiệu quả khỏe mạnh, trường thọ.

Ngoài ra, nhiều người quan niệm rằng bắt đầu việc luyện tập thể thao ở tuổi trung niên là quá trễ vì cơ thể đã không còn dẻo dai, dễ dẫn đến chấn thương. Tuy nhiên, nhận định này không đúng, chúng ta vẫn luôn "trẻ đủ" để làm điều mình muốn, nhất là rèn luyện cơ thể thêm khỏe mạnh, sống an vui.

Vậy, chúng ta có thể làm gì để trì hoãn sự suy giảm chức năng cơ thể?

1. Duy trì khả năng miễn dịch

Khả năng miễn dịch mạnh mẽ có thể bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, duy trì sức khỏe tốt. Trẻ em dưới 12 tuổi đang trong thời kỳ phát triển vàng, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Sau 12 tuổi, chức năng miễn dịch dần ổn định. Qua độ tuổi 35 số lượng tế bào miễn dịch giảm dần và chức năng miễn dịch cũng suy giảm theo.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, bao gồm chế độ ăn uống, giấc ngủ, tâm trạng và tập thể dục. Đặc biệt, đối với những người trong độ tuổi từ 35 đến 40, áp lực công việc và cuộc sống đè nặng trên vai, cộng với việc lạm dụng thuốc lá, rượu bia khiến quá trình trao đổi chất giảm. Ngoài ra, việc không cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi cũng cản trở quá trình tổng hợp các chất miễn dịch và các yếu tố tăng trưởng.

Do đó, khả năng miễn dịch của cơ thể dần suy yếu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, đồng thời cũng làm giảm khả năng tự giám sát của cơ thể, thậm chí thúc đẩy sự phát triển của các khối u. Vì vậy, giai đoạn này bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân bằng và toàn diện, duy trì lịch sinh hoạt đều đặn, tập thể dục nhiều hơn để tăng cường khả năng miễn dịch.

2. Duy trì xương

35 - 45 tuổi là giai đoạn quan trọng bậc nhất của cuộc đời: Nắm chắc 5 điểm này có thể trì hoãn sự suy giảm về thể lực, giữ sức khoẻ và trí óc mãi mãi tuổi 20 - Ảnh 1.

Sau 35 tuổi, khối lượng xương của cơ thể giảm dần theo thời gia. Ảnh: Internet

Mật độ xương tăng chậm trong thời kỳ thanh thiếu niên và đạt đỉnh điểm ở độ tuổi 30 đến 35. Sau 35 tuổi, khối lượng xương có thể giảm dần theo tuổi.

Ít vận động, chế độ ăn nhiều muối, hút thuốc, nghiện rượu, cơ thể thiếu canxi, tiếp xúc quá ít với ánh nắng mặt trời , uống quá nhiều cà phê và đồ uống có ga có thể khiến khối lượng xương bị "mất sớm". Vì vậy, trước 30 tuổi, bạn nên bảo vệ xương của mình, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D và canxi như rau lá xanh, hải sản và các sản phẩm từ sữa. Đồng thời, tham gia các hoạt động ngoài trời phù hợp để làm chậm tốc độ "mất xương".

3. Bảo vệ khả năng sinh sản

Tỷ lệ sinh sản của phụ nữ nói chung giảm dần sau tuổi 30 và khả năng sinh sản của nam giới giảm sau 40 đến 45 tuổi. 

Khi nhịp sống ngày càng tăng nhanh, con người phải chịu nhiều áp lực khác nhau, cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ngày càng có nhiều người bị vô sinh, tước đi quyền làm cha, làm mẹ. Vì vậy, bảo vệ khả năng sinh sản là vấn đề quan trọng hàng đầu. 

Muốn như vậy, bạn nên chú ý kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, không nên làm những công việc nặng nhọc về thể chất và trí óc trong thời gian dài. Ngoài ra, cố gắng đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sinh con trước 30 tuổi.

4. Quản lý chỉ số trọng lượng cơ thể

Trong độ tuổi từ 35 đến 45, quá trình trao đổi chất của cơ thể suy giảm cộng với việc giải trí nhiều, chất lượng giấc ngủ kém, căng thẳng cao dễ dẫn đến béo phì, đặc biệt là béo bụng.

Béo bụng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang "nuôi dưỡng" nhiều mầm bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2, gan nhiễm mỡ, tim mạch... Vì vậy, hãy chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn, ăn nhiều thực phẩm chứa protein chất lượng cao để thúc đẩy quá trình phục hồi cơ bắp. 

Đồng thời, tham gia nhiều bài tập thể dục hơn để đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc và duy trì cân nặng bình thường.

5. Bảo tồn trái tim

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch vành ngày càng trẻ hóa. Do đó, bạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên, tránh xa chế độ ăn nhiều muối, tập thể dục điều độ để cải thiện chức năng tim. Bạn nên đến bệnh viện đo điện tâm đồ ít nhất mỗi năm một lần để kiểm tra sức khỏe tim.

Khi bạn bước vào độ tuổi "trẻ chưa qua, già chưa tới" (35-34 tuổi), gánh nặng trên vai ngày càng nặng nề. Bên cạnh đó, sự nghiệp đang trong giai đoạn thăng hoa quan trọng khiến bạn thường cảm thấy áp lực, cô đơn, chán nản. Từ đó, tâm lý cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, bước vào gia đoạn chuyển tiếp này bạn nên đặc biệt chú ý đến sức khỏe của bản thân. 

Ngoài ra, cần theo dõi huyết áp, lipid máu, đường huyết, cân nặng, mật độ xương và sức khỏe tâm thần ít nhất mỗi năm một lần sau 35 tuổi.

Theo Aboluowang

 

35 - 45 tuổi là giai đoạn quan trọng bậc nhất của cuộc đời: Nắm chắc 5 điểm này có thể trì hoãn sự suy giảm về thể lực, giữ sức khoẻ và trí óc mãi mãi tuổi 20 - Ảnh 2.

Ngọc Nhi

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên