MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 loại nước đào thải axit uric, là "thuốc bổ thận" tự nhiên: Ngừa bệnh gout hiệu quả nhưng chưa nhiều người tận dụng

30-10-2023 - 22:20 PM | Sống

4 loại nước đào thải axit uric, là "thuốc bổ thận" tự nhiên: Ngừa bệnh gout hiệu quả nhưng chưa nhiều người tận dụng

Những loại nước này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dễ dàng tìm mua ở siêu thị hoặc chợ Việt, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm do axit uric trong máu tăng cao.

‏Axit uric là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên do quá trình tiêu hóa thực phẩm có chứa lượng purin cao như thịt nội tạng, cá có dầu, thịt đỏ,... Thông thường, axit uric sẽ được đào thải qua thận nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều purin kể trên axit uric có thể tích tụ trong máu. Căng thẳng, thức khuya, ít vận động cũng làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng thận, tim và gan.‏

‏Axit uric trong máu cao là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, suy tim, gan nhiễm mỡ không do rượu, béo phì, sỏi thận và bệnh gout. Một tổng hợp của 16 nghiên cứu trên 238.449 người cho thấy, tăng axit uric máu có liên quan với tăng nguy cơ đáng kể đột quỵ và tử vong.‏

‏Khi tăng axit uric máu, bạn có thể bị đau dữ dội ở các khớp, đỏ và sưng khớp, khó thực hiện các cử động khớp gây khó khăn trong sinh hoạt. Với những người có axit uric cao cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, uống đủ 8 ly nước lọc. Ngoài ra có thể bổ sung các loại đồ uống sau để đào thải axit uric tự nhiên.‏

Các loại trà

‏Trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch nhờ các chất chống oxy hóa dồi dào, giảm axit uric tự nhiên nhanh chóng. Khả năng chống oxy hóa của loại nước này có thể hỗ trợ điều trị chứng viêm liên quan đến bệnh gout, bảo vệ thận. Trà xanh cũng có nồng độ oxalate hòa tan thấp, ít có nguy cơ phát triển sỏi thận. ‏

‏Ngoài trà xanh, các loại trà thảo mộc khác như trà hoa cúc, trà hoa dâm bụt, trà hoa oải hương,... cũng được chứng minh giúp đào thải axit uric trong máu. Điều cần lưu ý là bạn không nên cho đường, không uống trà quá đặc vào các loại nước này để phát huy tác dụng tối đa.‏

photo-1698673918105

Ảnh minh họa

‏Uống trà gừng hàng ngày cũng có thể giúp giảm nồng độ axit uric nhờ đặc tính chống viêm, giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất trong gừng. Gừng là thực phẩm nổi tiếng với tác dụng giảm viêm, đau khớp và đau nhức xương khớp.‏

Nước chanh

‏Nghiên cứu năm 2017 của các nhà khoa học Vũ Hán (Trung Quốc) cho thấy nước chanh và chiết xuất chanh giảm nồng độ axit uric trong máu. Kết quả này sẽ thấy rõ ở những người uống 1 cốc nước chanh mỗi ngày trong 6 tuần.‏

‏Một nghiên cứu lâm sàng với quy mô nhỏ ở 3 đối tượng: những người bị gout, người có axit uric cao nhưng không có triệu chứng gout và người bình thường đều cho thấy nồng độ axit uric trong máu của họ thấp hơn sau 6 tuần uống nước chanh. ‏

photo-1698673920068

‏Cách tốt nhất để uống nước chanh là pha loãng với nước, thêm chanh vào các loại trà thảo mộc hoặc trà xanh. Nước chanh thêm mật ong cũng giúp đào thải axit uric, ngăn ngừa bệnh gout. Nước chanh cũng là loại nước bổ thận do chứa axit xitric có thể giúp ức chế sự phát triển và kết tụ của các tinh thể hình thành sỏi thận.‏

Nước ép quả anh đào

‏Nước ép quả anh đào có thể làm giảm đau và viêm do viêm khớp. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy uống nước ép anh đào 2 lần/ngày trong 21 ngày có thể giảm cơn đau do viêm khớp nhờ vào chất chống oxy hóa có trong loại quả này.‏

‏Các thành phần hoạt tính như anthocyanins trong quả anh đào có thể cải thiện quá trình lọc axit uric của cầu thận và thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric. Do đó giúp làm giảm các triệu chứng như tăng axit uric máu và bệnh gout. Loại nước này còn tăng cường hệ miễn dịch, dồi dào chất chống oxy hóa ngăn cản sự phát triển của ung thư, hỗ trợ điều trị giấc ngủ và giảm mỡ thừa, phục hồi cơ bắp nhờ hàm lượng kali cao.‏

‏Ngoài nước ép anh đào, 2 loại nước ép khác cũng hiệu quả trong việc kiểm soát axit uric là nước ép cà rốt và nước ép dưa chuột, tăng khả năng miễn dịch, làm sạch và tăng cường chức năng thận.‏

Cà phê đen không đường

photo-1698673921475

Ảnh minh họa

‏Cà phê có chứa chất chống oxy hóa axit chlorogenic có thể làm giảm nồng độ axit uric, ngăn ngừa bệnh gout. Một nghiên cứu năm 2007 của ĐH British Columbia (Canada) năm 2007 cho thấy đàn ông uống từ cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gout thấp hơn 40% so với những người không uống cà phê. ‏

‏Một nghiên cứu khác vào năm 2016 cũng đưa ra kết quả cho thấy cà phê là đồ uống làm giảm axit uric. Các chuyên gia gợi ý người mắc bệnh gout có thể uống cà phê pha với sữa gầy, sữa ít béo và không cho đường. Cà phê ngăn ngừa nguy cơ bị tổn thương thận cấp tính, suy thận nhưng chỉ nên uống với lượng vừa đủ để tránh các tác dụng phụ.

Theo Healthline, HealthSite‏

Kim Linh

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên