MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 sai lầm tai hại khi bảo quản cơm trắng ngang tự “rước” vi khuẩn, bệnh tật vào người

29-03-2025 - 07:55 AM | Sống

Bảo quản cơm trắng tưởng chừng là một việc vô cùng đơn giản nhưng làm sai thì lại nguy hiểm vô cùng.

Cơm trắng là món quen thuộc, thậm chí không thể thiếu hàng ngày của rất nhiều gia đình của mọi gia đình, nhưng bảo quản sai cách có thể biến nó thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa và giảm giá trị dinh dưỡng. Dưới đây là 4 sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người mắc phải khi bảo quản cơm được chuyên gia dinh dưỡng Tsai Zhengliang (Đài Loan, Trung Quốc) nhắc nhở:

1. Để cơm quá lâu ngoài không khí, nhiệt độ phòng

Sau khi nấu xong, nếu cơm không được bảo quản đúng cách mà để ngoài quá lâu, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi mạnh mẽ. Bacillus cereus có thể tạo ra bào tử chịu nhiệt, và nếu cơm bị nhiễm khuẩn này, ngay cả khi hâm nóng cũng không thể tiêu diệt hết độc tố. Ngoài ra, môi trường ấm áp cũng thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn khác như E. coli, Staphylococcus aureus, có thể gây ngộ độc thực phẩm, đau bụng, tiêu chảy.

4 sai lầm tai hại khi bảo quản cơm trắng ngang tự “rước” vi khuẩn, bệnh tật vào người- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Do đó, Tsai Zhengliang khuyên tốt nhất là không để cơm ở nhiệt độ phòng quá 1 giờ, đặc biệt vào mùa nóng. Nếu chưa ăn ngay, hãy bảo quản trong hộp kín và cho vào tủ lạnh.

2. Chưa làm nguội cơm đã cho vào tủ lạnh

Nhiều người vội vàng cất cơm nóng vào tủ lạnh ngay sau khi nấu để tránh ôi thiu, nhưng điều này có thể làm tăng độ ẩm bên trong hộp đựng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Hơi nước tích tụ có thể khiến cơm bị nhão, nhanh ôi, thậm chí làm sản sinh vi khuẩn như Bacillus cereus, một loại vi khuẩn có khả năng chịu nhiệt và gây ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, đặt cơm nóng vào tủ lạnh còn khiến nhiệt độ bên trong tủ tăng lên, ảnh hưởng đến các thực phẩm khác và làm tủ lạnh hoạt động quá tải. Cách đúng là để cơm nguội bớt, nhưng không quá lâu ngoài không khí, sau đó mới cho vào hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh.

3. Để cơm quá lâu trong tủ lạnh

4 sai lầm tai hại khi bảo quản cơm trắng ngang tự “rước” vi khuẩn, bệnh tật vào người- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Nhiều người nghĩ rằng để cơm trong tủ lạnh sẽ giúp bảo quản được lâu, nhưng thực tế, nếu để quá lâu, cơm sẽ mất chất dinh dưỡng và có nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cơm để qua đêm có thể bị nhiễm khuẩn từ môi trường bên trong tủ lạnh, đặc biệt nếu không đậy kín. Hơn nữa, theo thời gian, cơm có thể bị khô cứng, mất đi nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Nếu để quá 2 ngày, chuyên gia Tsai Zhengliang cảnh báo có nguy cơ phát triển vi khuẩn và nấm mốc sẽ tăng cao, gây rối loạn tiêu hóa và nhiều bệnh tật, tăng nguy cơ ung thư. Để đảm bảo an toàn, chỉ nên bảo quản cơm trong tủ lạnh tối đa 24 giờ và hâm nóng kỹ trước khi ăn.

4. Hâm nóng lại cơm không đủ nhiệt hoặc không đều

Một sai lầm phổ biến khi ăn cơm nguội của nhiều người là hâm nóng cơm không đủ nhiệt hoặc không đều, đặc biệt khi sử dụng lò vi sóng. Thậm chí còn có người không cần hâm nóng.

4 sai lầm tai hại khi bảo quản cơm trắng ngang tự “rước” vi khuẩn, bệnh tật vào người- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Trong khi đó, vi khuẩn như Bacillus cereus có thể tồn tại trong cơm nếu không được đun nóng kỹ. Nếu hâm nóng không đều, có chỗ cơm chưa đủ nhiệt độ để tiêu diệt vi khuẩn, khiến nguy cơ ngộ độc vẫn còn. Khi hâm nóng, cần đảm bảo nhiệt độ đạt ít nhất 75 độ C, đảo đều để cơm nóng toàn bộ. Chuyên gia Tsai Zhengliang khuyến nghị, tốt nhất là dùng nồi hoặc chảo để hấp hoặc xào lại cơm - nhất là cơm để trong tủ lạnh vì giúp cơm nóng đều hơn so với lò vi sóng.

Nguồn và ảnh: Hk01, Daily Mail

Theo Ngọc Ái

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM