4 tín hiệu lạ khi ngủ chứng tỏ đường huyết “vượt rào": Gặp 1 điều cũng phải thận trọng
Không chỉ bệnh nhân tiểu đường mà bất cứ ai cũng cần theo dõi những dấu hiệu này để tránh những hậu quả đáng tiếc.
- 14-09-2023Một căn bệnh tưởng chừng chỉ mắc ở người già nhưng đang có xu hướng trẻ hoá - Tuyệt đối không được coi thường!
- 14-09-2023Người phụ nữ 39 tuổi phải tập đi lại từ đầu vì bỏ qua 1 dấu hiệu phổ biến của đột quỵ
- 14-09-20233 loại rau “trường thọ” người Nhật cực ưa chuộng, có loại mùi vị khó ăn nên nhiều người không thích
Khi mức sống được cải thiện, chế độ ăn uống mỗi ngày của người dân cũng trở nên phong phú hơn. Thế nhưng, thói quen ăn uống xấu và sinh hoạt không lành mạnh sẽ mang lại nhiều vấn đề cho cơ thể. Một trong những vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại là bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao mang lại cho mọi người những vấn đề tương đối nghiêm trọng.
Đáng nói, nhiều người còn không nhận ra là mình đang có dấu hiệu lượng đường trong máu tăng lên, để rồi tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường giai đoạn đầu rất khó xác định do không điển hình và dễ nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh khác. Tuy nhiên, nếu chúng ta quan tâm và biết cách kiểm soát tốt sức khỏe, thì có thể phát hiện được bệnh đái tháo đường từ rất sớm.
Nếu những hiện tượng này xuất hiện thường xuyên thì rất có thể lượng đường trong máu đã vượt quá chỉ số an toàn. Tất cả mọi người nên cảnh giác khi cơ thể gặp phải những triệu chứng này.
4 dấu hiệu đường huyết bất ổn vào ban đêm
1. Khát nước
Khát nước giữa đêm có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như thời tiết hanh khô, ăn quá nhiều muối và dầu trong khẩu phần ăn hoặc uống không đủ nước. Sau khi loại trừ những khả năng này, nếu vẫn thấy mình thường xuyên cảm thấy khát vào nửa đêm, bạn có thể cần phải đi kiểm tra lượng đường trong máu.
Khi nồng độ đường trong máu của cơ thể người quá cao, áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể sẽ bị mất cân bằng. Điều này dẫn đến hiện tượng lợi niệu thẩm thấu, sẽ kích thích vỏ não và phát ra tín hiệu khát nước. Ngay cả khi cơ thể chỉ ra rằng nó không bị mất nước, thì chúng ta vẫn có cảm giác bị khát.
2. Thường xuyên đi tiểu đêm
Những người có đường huyết cao sẽ dễ cảm thấy khát hơn so với người bình thường. Điều này cũng sẽ dẫn đến việc uống quá nhiều nước vào ngày thường, từ đó dẫn đến chứng tiểu đêm nhiều hơn.
Ngoài ra, đối với những người có lượng đường trong máu cao, giới hạn trên của lượng glucose có thể được tái hấp thu bởi ống thận thường thấp hơn lượng thực tế đưa vào. Đặc biệt là vào ban đêm, khi cường độ hoạt động thể chất giảm và nước bị đào thải qua đường mồ hôi và hô hấp, sự hình thành nước tiểu càng nhanh. Đây là nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm.
3. Đói vào nửa đêm
Trong trường hợp bình thường, nếu không ăn khuya trước khi đi ngủ, dạ dày của chúng ta sẽ ở trạng thái nghỉ ngơi vào ban đêm. Đối với những người không có vấn đề về đường huyết, tự nhiên sẽ hiếm khi phát ra tín hiệu đói.
Tuy nhiên, ở những bệnh nhân tăng đường huyết, một số cơ quan bị tổn thương, đồng nghĩa với việc chức năng của insulin, một chất điều hòa quan trọng của lượng đường trong máu cũng bị phá hủy. Trong trường hợp này, mặc dù bạn ăn nhiều nhưng do cung cấp không kịp nên cơ thể sẽ có triệu chứng đói, và tình trạng này diễn ra thường xuyên vào ban đêm.
4. Tê bì chân tay
Nếu không ngồi lâu trong tư thế bất hợp lý mà cơ thể thường xuyên có triệu chứng tê bì chân tay thì cũng có thể do đường huyết tăng cao.
Ở các bệnh nhân tiểu đường, khi lượng đường trong máu cao, các dây thần kinh và các đầu mút mạch máu của cơ thể sẽ bị tổn thương ở nhiều mức độ khác nhau. Một trong những bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất là dây thần kinh ở bàn tay và bàn chân. Khi lượng đường trong máu quá cao, các bộ phận này sẽ có những biểu hiện tê bì khác nhau, có khi tay chân lạnh ngắt, khả năng tri giác giảm sút.
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, mỗi người nên chủ động kiểm soát lượng đường trong máu. Dưới đây là 3 lưu ý để ngăn ngừa tiểu đường cũng như bảo vệ sức khỏe nói chung.
3 điều cần ghi nhớ để ngừa tiểu đường
1. Đi dạo sau bữa ăn
Sau khi ăn, lượng đường trong máu có thể ở mức cao nhất trong khoảng 30 – 60 phút.
Đi bộ 15 phút sau bữa ăn sẽ giúp hạn chế tăng đường huyết ở mức cao nhất và giảm sự biến động của đường huyết. Cách vận động này cũng có hiệu quả hạn chế tăng lượng đường trong máu 3 giờ sau bữa ăn, nhờ đó có thể giảm nguy cơ đái tháo đường.
Bên cạnh đó, đi bộ sau bữa ăn cũng giúp cho đôi chân linh hoạt hơn, ngăn ngừa loãng xương, khiến cơ thể dẻo dai hơn, cải thiện giấc ngủ và tuần hoàn máu.
2. Chỉ ăn no 70-80%
Mỗi ngày, cơ thể đều cần nạp năng lượng. Tuy nhiên nếu ăn uống quá độ trong suốt thời gian dài sẽ gây nên áp lực cho dạ dày và gan cũng như các cơ quan nội tạng khác, không có lợi cho bệnh tiểu đường.
Do đó, chúng ta không nên ăn quá no, khi ăn cố gắng kiểm soát chỉ ăn no 7-8 phần. Điều này có thể giảm thiểu tổn thương cho ruột và dạ dày, đồng thời cũng thúc đẩy quá trình chuyển hóa carbohydrate và ngăn không cho lượng đường trong máu tăng lên.
Rau xanh, hoa quả, các chất béo tốt, thịt trắng... đều là những thực phẩm được khuyên dùng. Bên cạnh đó cũng cần ghi nhớ các loại thức ăn cần hạn chế và tránh xa như đồ có cồn, các thực phẩm nhiều đường hoặc chứa nhiều chất béo bão hòa.
Đặc biệt, khi đã mắc bệnh tiểu đường thì cần hạn chế tinh bột, hạn chế sử dụng cơm trong khẩu phần ăn, thay vào đó nên chọn ngũ cốc nguyên hạt làm thực phẩm chính. Cách này sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra nhanh hơn, ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết.
3. Ngủ đủ giấc
Ngủ không sâu, dù chỉ trong một đêm, sẽ khiến cơ thể bạn sử dụng insulin kém hiệu quả hơn. Điều đó có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn cao hơn mức bình thường. Vì vậy, bên cạnh chế độ dinh dưỡng, chúng ta cũng cần kiểm soát giấc ngủ của bản thân để điều chỉnh sao cho khoa học và phù hợp nhất.
Theo WebMD, 163
Trí thức trẻ