MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

45-55 tuổi là giai đoạn "đầm lầy", nguy hiểm nhất đời người: Bồi bổ thận là việc quan trọng nhất, thuộc lòng 7 thói quen để bổ thận, dưỡng sức

15-11-2021 - 14:09 PM | Sống

45-55 tuổi là giai đoạn "đầm lầy", nguy hiểm nhất đời người: Bồi bổ thận là việc quan trọng nhất, thuộc lòng 7 thói quen để bổ thận, dưỡng sức

Thận là cơ quan nội tạng cực kỳ quan trọng đối sự sống của con người. Thận khỏe mạnh sẽ giúp quá trình lọc máu diễn ra tự nhiên, đào thải độc tố, các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Khi thận suy yếu sẽ dẫn tới ứ trệ các chất độc làm tổn thương thận và tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Khi bước vào tuổi 45 - 55, gánh nặng trên vai của một người đó chính là gia đình và công việc. Để giải quyết được những mối lo cuộc sống, người ta thường vùi đầu vào công việc, tăng ca, làm thêm làm bớt chỉ mong giảm được gánh nặng. 

Hệ lụy kèm theo sau đó chính là thiếu ngủ, kiệt sức, mệt mỏi và stress. Dù sức khỏe lúc này vẫn còn mạnh mẽ, nhưng nếu bạn quyết tâm “vắt cho cạn kiệt”, không lưu tâm đến bồi bổ, chăm sóc thì bạn đang tự kéo mình vào ranh giới giữa khỏe mạnh và bệnh tật.

Bởi thế, đây cũng là “thời kỳ đầm lầy” nguy hiểm nhất của một người khi phải đối mặt với các bệnh tật nguy hiểm, thậm chí qua đời khi tuổi đời còn trẻ. Đối với người ở độ tuổi này, dưỡng thận, bồi bổ sức khỏe cực kỳ quan trọng, Bởi thận là cơ quan nội tạng cực kỳ quan trọng đối sự sống của con người.

Thận khỏe mạnh sẽ giúp quá trình lọc máu diễn ra tự nhiên, đào thải độc tố, các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vì bất kỳ một lý do nào đó khiến thận suy yếu, không thể thực hiện được chức năng sẽ dẫn tới ứ trệ các chất độc làm tổn thương thận và tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể.

1. Giữ ấm bàn chân

Kinh mạch thận bắt đầu từ lòng bàn chân, mà bàn chân lại rất dễ bị lạnh vì vậy cần đặc biệt chú ý giữ ấm bàn chân. Tốt nhất nên đi tất ngang cổ chân, không đi chân không trên những bề mặt ẩm ướt trong một thời gian dài.

Khi ngủ, không để chân thò ra khỏi chăn, phải đắp chăn qua vai và trùm kín lòng bàn chân. Khi bật quạt hoặc bật điều hòa, không nên để chân hứng gió trực tiếp từ các thiết bị này.

45-55 tuổi là giai đoạn đầm lầy, nguy hiểm nhất đời người: Bồi bổ thận là việc quan trọng nhất, thuộc lòng 7 thói quen để bổ thận, dưỡng sức - Ảnh 1.

Lòng bàn chân còn là nơi có nhiều huyệt đạo quan trọng. Ấn và xoa huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân trước khi đi ngủ sẽ giúp cường thận, giải độc thận, điều hòa cơ thể hiệu quả.

2. Giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Quá trình đại tiện khó khăn không chỉ gây khó chịu, tức ngực, khó thở mà còn làm tổn thương thận, gây đau lưng, mệt mỏi và buồn nôn. Vì vậy, hãy luôn chú ý giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh để mọi quá trình trao đổi chất, trong đó có việc đại tiện được diễn ra bình thường và ổn định. Đây cũng chính là một phương pháp quan trọng để bảo vệ chức năng của thận.

Ăn uống điều độ, hợp lý theo tình hình sức khỏe hiện tại của bản thân, ăn nhiều rau xanh kết hợp với vận động thường xuyên sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó bồi bổ cho thận.

Khi gặp khó khăn trong quá trình đại tiện, dùng mu bàn tay ấn vào vùng bụng tại vị trí thận có thể kích thích quá trình đẩy khí, hỗ trợ cho quá trình đại tiện.

3. Uống đủ nước

Nước là nguồn gốc của sự sống, uống nước thường xuyên cũng chính là một cách bồi bổ cho thận. Việc uống quá ít nước có thể gây ra sự tích tụ độc tố trong cơ thể, gây áp lực lên chức năng giải độc của thận. Vì vậy, hãy hình thành thói quen uống đủ nước mỗi ngày.

Một người trưởng thành mỗi ngày nên uống ít nhất 8 cốc nước đun sôi để nguội để đảm bảo sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa các bệnh về thận như sỏi thận, suy thận,...

4. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí huyết, bồi bổ can thận, đồng thời giúp dưỡng khí, tăng cường sinh lực cho tỳ vị, dạ dày, giúp xương khớp chắc khỏe.

45-55 tuổi là giai đoạn đầm lầy, nguy hiểm nhất đời người: Bồi bổ thận là việc quan trọng nhất, thuộc lòng 7 thói quen để bổ thận, dưỡng sức - Ảnh 2.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy nhiều bệnh nhân bị suy thận do thức khuya lâu ngày, mệt mỏi quá độ, thiếu ngủ thường xuyên. Vì vậy, cần hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi khoa học, điều độ, ngủ sớm dậy sớm để tạo điều kiện cho việc bảo vệ và bồi bổ thận.

5. Không nhịn tiểu

Khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt đến một mức nhất định, cơ thể sẽ sản sinh ra kích thích thần kinh, tạo ra phản xạ buồn đi tiểu. Lúc này, bạn phải đi vệ sinh kịp thời nếu không, càng nhịn tiểu lâu, áp lực lên bàng quang sẽ càng tăng, từ đó gây rối loạn phản xạ bàng quang và làm giảm khả năng co bóp của bàng quang.

Khả năng co bóp của bàng quang giảm đồng nghĩa với việc chức năng chống trào ngược niệu quản bị suy giảm, gây trào ngược nước tiểu, viêm thận bể thận, thậm chí là tổn thương thận.

6. Xoa bóp thắt lưng

Trên lưng có rất nhiều huyệt vị quan trọng như huyệt mệnh môn, huyệt thận du, huyệt yêu nhãn,... Việc xoa bóp các vị trí huyệt, hai bên eo, xoay khớp hông vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giúp dưỡng thận, cải thiện sự dẻo dai của cơ hông, đả thông kinh mạch.

45-55 tuổi là giai đoạn đầm lầy, nguy hiểm nhất đời người: Bồi bổ thận là việc quan trọng nhất, thuộc lòng 7 thói quen để bổ thận, dưỡng sức - Ảnh 3.

Khi đi dạo, nên dùng mu bàn tay xoa bóp vùng bụng ở vị trí thận để giảm các triệu chứng đau lưng, tăng cường sức khỏe.

7. Thận trọng khi dùng thuốc

Hãy chú ý đến các thành phần gây tác dụng phụ trong thành phần của thuốc, các chất này khi đi vào cơ thể sẽ gây độc cho thận. Các chất này chủ yếu gồm aminoglycoside, vancomycin, chất cản quang, cisplatin, thuốc chống viêm không steroid, cephalosporin,...

Hãy thận trọng khi dùng thuốc, hỏi rõ tác dụng phụ của thuốc khi được bác sĩ kê đơn, tránh lạm dụng thuốc. Với những loại thuốc có thể gây hại cho thận, hãy hỏi ý kiến bác sĩ và nắm rõ phương pháp, liều lượng và liệu trình của những loại thuốc này để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân.

45-55 tuổi là giai đoạn đầm lầy, nguy hiểm nhất đời người: Bồi bổ thận là việc quan trọng nhất, thuộc lòng 7 thói quen để bổ thận, dưỡng sức - Ảnh 4.

Lưu Ly

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên