Sai lầm khi ăn thịt vịt mà đa số người Việt đều gặp phải: 5 món "khoái khẩu" của nhiều người, đặc biệt là cánh mày râu lại rất bẩn và độc!
Thịt vịt là một món ăn phổ biến, giàu chất dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn thịt vịt chúng ta cũng nên cẩn thận, tránh kết hợp với một số đại kỵ để hạn chế hủy hoại cơ thể mà không hay.
5 bộ phận cấm kỵ không nên ăn
1. Cổ vịt
Vùng da dưới cổ vịt là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe. Ảnh: Internet
Cổ vịt là món ăn được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là cánh mày râu. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, chúng ta nên hạn chế ăn bộ phận này của vịt. Nguyên nhân là do, vùng da dưới cổ vịt là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho sức khỏe
2. Phao câu
Phao câu là bộ phận nhiều người thích ăn bởi nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ vịt rất đặc trưng. Nhiều người cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt, đẹp da, đẹp tóc.
Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm. Trên thực tế, phao câu vịt là nơi chứa nhiều chất béo và những chất độc, cũng như chất tăng trọng hầu hết đều tồn dư ở bộ phận này. Khi ăn vào tất cả nhưng độc tố như E.Coli, Salmonella... sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn
3. Đầu vịt
Hiện nay, đầu vịt tẩm ướp đã trở thành món ăn ngon trên bàn nhậu của các cánh mày râu. Tuy nhiên, thực tế, dù ngon đến mấy thì đầu vịt cũng chứa rất nhiều chất độc hại, bao gồm các chất độc khác nhau và vượt quá tiêu chuẩn. Nếu không được xử lý đúng cách, việc ăn đầu vịt thực sự khá nguy hiểm, thậm chí còn gây ra một số bệnh cho cơ thể. Vì vậy, chúng ta không nên ăn đầu vịt dù có ngon đến đâu để bảo vệ sức khỏe..
4. Gan vịt
Nên cân nhắc việc ăn gan vịt với số lượng phù hợp để không bị dư thừa cholesterol, chất độc, kim loại nặng, gây tổn hại cho sức khỏe.
5. Phổi vịt
Phổi là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất trên cơ thể. Là cơ quan hô hấp, phổi lợn, bò, gà, vịt có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi. Do đó, trước khi chế biến nên bóc bỏ phổi vịt.
Vậy ăn thịt vịt có thực sự bổ dưỡng?
Vịt là loại gia cầm được dùng làm thực phẩm phổ biến thứ ba trên thế giới. Đây được xem là một loại thực phẩm lành mạnh, rất giàu protein, axit béo omega thiết yếu, và các vitamin, khoáng chất khác nhau.
Ngoài ra, thịt vịt có chứa chất béo thiết yếu lành mạnh, như axit béo omega-3 và omega-6. Giống như hầu hết các loại thực phẩm khác, những chất dinh dưỡng này có thể có lợi hay hại còn dựa trên cách bạn sử dụng và thể trạng cơ thể bạn.
Không chỉ đơn giản là món ăn, thịt vịt còn là vị thuốc chữa bệnh cực hữu ích trong Đông y. Ngoài ra, 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng) Ảnh: Internet
Vào những ngày thời tiết mùa hè nóng nực, thịt vịt luôn là nguồn protein được ưu tiên hàng đầu vì tính mát, dễ ăn. Chúng ta thường làm vịt om sấu, nấu canh măng chua dịu… cả cái oi ả của mùa hè như dịu lại.
Trong đông y, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn. Sử dụng thịt vịt thường xuyên sẽ mang lại rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Ví dụ như lợi thủy tiêu thũng, dưỡng vị, tư âm và giải độc. Đặc biệt, thịt vịt còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về ung thư, tim mạch. Cũng có truyền thuyết dân gian cho rằng vịt là "thánh dược" chữa bệnh lao.
Thịt vịt cũng rất tốt đối với những người có thể chất suy nhược, mắc chứng chán ăn, cơ thể phù nề, sốt, lòng bàn tay bàn chân thường có cảm giác nóng rát, khi ngủ vào ban đêm thường bị ra mồ hôi trộm... Khi chán ăn, làm thịt vịt nấu canh mướp, vừa dưỡng ẩm hiệu quả Bổ sung protein chất lượng cao. Thịt vịt tuy ngon nhưng những người có thể chất yếu, hay bị cảm lạnh nên ăn ít.
Đặc biệt thịt vịt rất tốt cho phụ nữ. Ví dụ như phụ nữ có kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, thể chất yếu sau khi bị bệnh, phụ nữ sau sinh bị thiếu sữa.
Một số người bị chứng ù tai, tăng huyết áp, chóng mặt, váng đầu,... thì cũng sẽ cải thiện được nếu như ăn thịt vịt thường xuyên. Ngoài thịt vịt thì bạn cũng có thể ăn trứng vịt vào mỗi buổi sáng cũng đều có công dụng điều trị bệnh cực kỳ hiệu quả.
Thực phẩm đại kỵ khi kết hợp với vịt
Thịt vịt là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành nhiều món ăn vừa ngon, vừa bổ. Thịt vịt cũng khá dễ kết hợp với những thực phẩm khác để tạo thành những món đặc sản. Tuy vậy, có ba loại thực phẩm không bao giờ nên kết hợp với thịt vịt vì sẽ tạo ra độc tính mà chị em phụ nữ nên lưu ý.
Vịt kỵ trứng gà
Các bà nội trợ nên lưu ý đến chuyện thịt vịt kỵ gì để tránh ngộ độc cho gia đình. Ảnh: Internet
Theo đông y, dù bạn có yêu thích trứng gà và thịt vịt đến mấy thì cũng không nên dùng đồng thời cả hai loại thực phẩm này để tránh làm tổn hại nguyên khí trong cơ thể.
Thịt vịt kỵ ba ba
Dù đều là hai loại thực phẩm đặc biệt dinh dưỡng nhưng nếu kết hợp thịt vịt với ba ba chắc chắn sẽ gây ra đại họa. Hai loại thực phẩm này có những chất kỵ nhau trong thành phần dinh dưỡng nên nếu ăn chung sẽ gây ra tiêu chảy, phù thũng.
Bên cạnh đó, thịt vịt có nhiều đạm trong khi thịt ba ba lại chứa quá nhiều hoạt chất sinh học nên sẽ làm biến chất đạm và giảm giá trị dinh dưỡng của nhau xuống. Vì thế, cần có một lưu ý đặc biệt không bao giờ nên kết hợp thịt vịt và thịt ba ba thành một món ăn vì sẽ không hề tốt cho cơ thể.
Thịt vịt kỵ tỏi
Những thực phẩm đại kỵ với thịt vịt, đừng nhầm lẫn cho vào kẻo cả nhà đi viện. Ảnh: Internet
Tỏi có tính nóng, trong khi đó thịt vịt có tính hàn, nên nếu kết hợp sẽ không hề có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, khi kết hợp lại với nhau, những dưỡng chất trong hai loại thực phẩm này cũng sẽ bị tiêu biến khiến việc ăn uống không hiệu quả.
Thịt vịt kỵ với mận
Mận là một loại trái cây rất ngon nhưng lại gây ra nóng trong người trong khi đó thịt vịt có tính hàn giải nhiệt tốt cho cơ thể. Nhưng nếu kết hợp hai loại thực phẩm này hoặc ăn sát thời gian với nhau sẽ gây ra bệnh chướng bụng, khó tiêu rất có hại cho tiêu hóa.
Vì vây tuyệt đối không nên ăn mận quá gần thời gian ăn thịt vịt vì không những mất chất mà còn đem đến những hậu quả khó lường.
Bên cạnh các loại thực phẩm trên thì thịt vịt cũng dễ xung khắc với khá nhiều những món ăn và loại gia vị khác như thịt thỏ, mộc nhĩ, hồ đào, kiều mạch, hạt óc chó…
Những thực phẩm nên kết hợp với thịt vịt để có lợi cho sức khỏe
Cháo
Cháo vịt là món ăn bổ dưỡng, ăn nhiều sẽ giảm chất béo trong cơ thể, bổ sung lượng lớn protein và thúc đẩy quá trình đào thải các chất dư thừa.
Kim ngân hoa
Kim ngân hoa là một loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị những bệnh về da. Ảnh: Internet
Trong Đông y, thịt vịt có thể làm giảm tiêu sưng, trị nhiệt độc, mụn độc. Còn kim ngân hoa thường được dùng để giải độc, tiêu trừ mụn, nhuận da… Vậy nên, khi kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ tạo thành "bài thuốc quý" giúp làm đẹp da hiệu quả.
Cải thảo
Thịt vịt giàu protein, chất béo và cholesterol…, vì vậy nên dùng chung với các loại rau chứa nhiều vitamin C như cải thảo để thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, tăng cường sức khỏe.
Củ mài
Bạn nên chế biến các món ăn có cả thịt vịt và củ mài, có công dụng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, giúp bồi bổ cơ thể rất tốt.
Dưa chua
Dưa chua vốn chứa nhiều axit, nếu ăn kèm với loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt vịt sẽ rất tốt cho sức khỏe, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu. Ngoài ra, món ăn này phù hợp với người bị sốt nhẹ, kém ăn, miệng khô và sưng phù.
Chanh
Chanh có nhiều vitamin C nên có tác dụng giải ngấy của món thịt vịt. Ảnh: Internet
Chanh có nhiều vitamin C nên có tác dụng giải ngấy của món thịt vịt, giúp bạn ăn ngon miệng hơn và cơ thể hấp thụ tốt nhất lượng chất dinh dưỡng từ thịt vịt. Với những bà nội trợ, món vịt hầm chanh muối hẳn là món ăn quá quen thuộc, vừa ngon lại vừa có lợi cho sức khỏe.
Theo Sunnews và Sohu