5 hiểu lầm về sức khỏe tim mạch các chuyên gia khuyên bạn nên ngừng tin ngay lập tức
Có không ít những hiểu lầm phổ biến về sức khỏe tim mạch mà ngay cả những người hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe cũng có thể mắc phải.
- 05-03-2020Làm thế nào để sống lâu hơn: Hãy tham khảo bí quyết "3 không" của họa sĩ 105 tuổi
- 05-03-2020Ông Trump nói đùa về COVID-19: "Nhiều tuần rồi không sờ tay lên mặt. Nhớ quá đi mất!"
- 05-03-2020Thư ngỏ của bác sĩ viện Tai Mũi Họng TW: Chúng tôi không đủ khẩu trang làm việc, xin đồng bào đừng đeo khẩu trang y tế, khẩu trang vải là đủ rồi!
Giáo sư, bác sĩ tim mạch Laxmi Mehta, đã dành nhiều thời gian để giáo dục cả bệnh nhân và bác sĩ về sức khỏe tim mạch . Trong quá trình chia sẻ thông tin chuyên môn, cô thường phải giải thích và làm rõ một số hiểu lầm phổ biến mà ngay cả những người hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe cũng mắc phải.
1. Tôi chẳng thể làm gì để phòng ngừa bệnh tim mạch vì gia đình tôi có tiền sử bệnh này
Bác sĩ Mehta nhấn mạnh: Những thứ nằm trong tầm kiểm soát của bạn nhiều hơn so với mức bạn có thể hình dung. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn ở những người có tiền sử gia đình, nhưng các biện pháp phòng ngừa tích cực có thể cải thiện đáng kể nguy cơ phát triển bệnh.
Bạn hãy thực hiện 7 thay đổi đơn giản trong lối sống theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ để cải thiện sức khỏe tim mạch, bao gồm:
- Không hút thuốc lá,
- Tích cực hoạt động thể chất,
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh,
- Ăn thực phẩm lành mạnh,
- Giảm đường huyết,
- Kiểm soát cholesterol trong máu và
- Kiểm soát huyết áp.
2. Tôi còn quá trẻ nên ít có nguy cơ bị bệnh tim
Theo bác sĩ Mehta, bệnh tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và các mảng bám dẫn đến tình trạng tắc động mạch có thể bắt đầu phát triển ngay từ khi bạn còn nhỏ. Vì tỷ lệ các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim (bao gồm tiểu đường, cholesterol cao và béo phì) đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi, nên chắc chắn nó không nên được coi là một căn bệnh của người già.
3. Statin không hề tốt
Statin, loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để giảm cholesterol, có xu hướng bị gán cho nhiều điều tiêu cực. Nhưng bác sĩ Mehta khẳng định, nỗi lo sợ kiểu này gần như không có cơ sở khoa học. Statin làm giảm cholesterol và đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh (liên quan đến tim) khác ở những người có nguy cơ cao nhất.
Tuy nhiên, statin không phải giải pháp hoàn hảo. "Có một số tác dụng phụ như đau cơ, tiểu đường khởi phát mới và suy giảm nhận thức nhẹ xảy ra ở một số người. Nếu gặp phải các tác dụng phụ này, bạn nên thảo luận với bác sĩ để có thể thay đổi thuốc hoặc liều dùng", bác sĩ Mehta lưu ý.
4. Nếu bạn không có bất cứ triệu chứng cao huyết áp nào, bạn không bị bệnh tim
Có một lý do tại sao huyết áp cao thường được gọi là kẻ giết người thầm lặng. "Hầu hết mọi người không biết huyết áp của mình cao trừ khi đi kiểm tra", bác sĩ Mehta cho biết.
Nếu không được phát hiện, huyết áp cao có thể dẫn đến đau tim, suy tim hoặc đột quỵ. Đây là một lý do quan trọng giải thích cho việc tại sao bạn nên thường xuyên khám sức khỏe.
5. Tôi không bị rối loạn nhịp tim bởi tim của tôi đập rất tốt và ổn định
Tiến sĩ Mehta tiết lộ, người ta thường không phát hiện ra rối loạn nhịp tim. "Hầu hết các bệnh nhân bị rung tâm nhĩ đều nhận thấy nhịp tim không đều hoặc khó thở hoặc mệt mỏi, nhưng một số bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào. Cho dù có triệu chứng hay không, nguy cơ đột quỵ là không thay đổi".
Những nguy cơ lớn nhất bao gồm: Suy tim sung huyết, cao huyết áp, tuổi cao, giới tính nữ, tiểu đường, bệnh mạch máu hoặc bệnh nhân từng bị đột quỵ.
Theo Wellandgood
Báo Dân sinh