5 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất có xu hướng tăng trưởng trở lại
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng đang có xu hướng tăng trưởng trở lại trong tháng 7.
- 27-08-2023Xuất khẩu thêm khó vì tiêu chuẩn hàng hóa ngày càng khắt khe
- 24-08-2023Kỳ vọng xuất khẩu cuối năm
- 23-08-2023Kim ngạch xuất khẩu của Bắc Ninh 7 tháng đứng thứ 2 cả nước
Đó là các mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện; điện thoại, linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may; giày dép.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt hơn 4,4 tỷ USD, tăng 11% so với tháng trước. Kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng hơn 10%. Xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt bình quân hơn 5 tỷ USD trong tháng 7. Trị giá hàng dệt may xuất khẩu đạt hơn 3,2 tỷ USD, tăng 6,8% so với tháng trước. Xuất khẩu giày dép tháng 7 đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 1,4%.
Theo Tổng cục Hải quan, tính chung 7 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của 5 mặt hàng lớn nhất như sau: máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện hơn 30,6 tỷ USD; điện thoại, linh kiện hơn 28,7 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng hơn 23,2 tỷ USD; dệt may hơn 19 tỷ USD và giày dép hơn 11,6 tỷ USD. Tổng kim ngạch 5 mặt hàng này đạt hơn 113,3 tỷ USD, chiếm 58% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
So với cùng kỳ năm trước, các mặt hàng trên vẫn còn giảm lớn hơn tốc độ giảm chung (-10,4%), với mức giảm hơn 14,3 tỷ USD, chiếm 63,8% tổng mức giảm chung của cả nước. Sự sụt giảm của các mặt hàng lớn nhất góp phần khiến tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước giảm sâu cả về tốc độ, cả về sự quan tâm chỉ đạo đến các mặt hàng khác.
Năm mặt hàng trên có mặt ở 59 thị trường, trong đó có 29 thị trường đạt trên 500 triệu USD, 21 thị trường đạt trên 1 tỷ USD, 10 thị trường đạt trên 2 tỷ USD, đặc biệt có 6 thị trường đạt trên 3 tỷ USD, gồm Mỹ (35,51 tỷ USD), Trung Quốc (18,14 tỷ USD), Hàn Quốc (6,72 tỷ USD), Nhật Bản (5,69 tỷ USD), Hong Kong (Trung Quốc - 4,13 tỷ USD), Hà Lan (3,63 tỷ USD).
VTV.VN