5 sai lầm khi ăn trái cây sẽ khiến sức khỏe bị hủy hoại, đường huyết tăng vọt
Dưới đây là 5 sai lầm mà các chuyên gia về lĩnh vực sức khỏe khuyên bạn nên tránh phạm phải khi tiêu thụ trái cây.
- 10-10-2022Lớp học ở TP.HCM dự chi 3 triệu đồng/tháng "chăm cô": Phòng GD&ĐT quận lên tiếng
- 10-10-2022Nữ CEO lấy chồng ngoại quốc, bật mí quan điểm tài chính rạch ròi từ khi mới hẹn hò
- 10-10-2022Những loại cá không nên ăn vì chứa nhiều thủy ngân, dễ nhiễm độc
- 10-10-2022Khó tin: Thái Lan 5 năm không thắng Việt Nam ở các giải bóng đá trẻ
Trái cây là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh của chúng ta. Bởi chúng là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa thiết yếu giúp thúc đẩy cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên một số sai lầm khi tiêu thụ trái cây có thể khiến chúng trở thành "nguồn lây bệnh" cho con người ví dụ như tăng cân, đầy bụng, tăng đường huyết trong máu.
5 sai lầm khi ăn trái cây có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
1. Ăn trái cây chấm muối hoặc trộn cùng muối
Theo Subah Jain Saraf (chuyên gia sức khỏe của tờ Satvic Movemen): Việc tiêu thụ trái cây cùng muối tuy đem lại hương vị ngon hơn nhưng nó lại có thể khiến trái cây mất nước, đó là dấu hiệu của việc mất chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, ăn trái cây cùng muối cũng làm cơ thể nạp vào một lượng muối rất lớn. Khi chúng ta ăn thừa muối, cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác, từ đó có thể gây loãng xương, sỏi thận và các rối loạn khác do mất các khoáng chất. Ngoài ra ăn thừa muối còn làm tăng tình trạng giữ nước và phù, đặc biệt ở bệnh nhân có suy tim và xơ gan.
Chuyên gia khuyên nên ăn trái cây tươi, không sử dụng thêm gia vị dù là đường hay muối để tận dụng hết lợi ích của chúng và không gây nên tác dụng phụ cho sức khỏe.
2. Ăn trái cây ngay sau khi ăn xong
Theo chuyên gia dinh dưỡng Shilpa Arora chia sẻ trên trang NDTV: Trái cây là "siêu thực phẩm", cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu của tự nhiên. Tuy nhiên, có một thời điểm không nên ăn trái cây đó là ngay sau khi ăn xong.
Nhiều người nghĩ ăn xong thì cần có trái cây để tráng miệng, nhưng thực tế là trái cây có chứa nhiều đường và carbohydrate, nếu ăn trong lúc no sẽ khiến đường huyết tăng vọt.
Lý do thứ hai đó là lúc này dạ dày đang no, nếu cố "nhồi nhét" thêm sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, tăng áp lực lên dạ dày.
Ngoài ra, việc ăn trái cây sau bữa ăn sẽ khiến các chất dinh dưỡng trong chúng không được hấp thụ đúng cách, gây lãng phí.
Chuyên gia khuyên bạn nên để khoảng cách ít nhất 30 phút giữa bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ bằng trái cây.
3. Rửa trái cây sau khi cắt
Rửa trái cây sau khi cắt là sai lầm không bao giờ nên phạm phải. Bởi sẽ khiến các vitamin và khoáng chất trong trái cây bị rửa trôi, đó là lý do vì sao hoa quả đã gọt vỏ mà bị rửa thì sẽ có vị nhạt hơn. Đồng thời sai lầm này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho các loại quả đó.
4. Ăn trái cây trước khi ngủ
Ăn trái cây ngay trước khi ngủ không phải là một ý kiến hay, trên thực tế, đó là điều tồi tệ nhất bởi lượng đường trong hoa quả sẽ khiến lượng đường trong máu bạn tăng cao, khiến đầu óc bạn tỉnh táo hơn nên khó đi vào giấc ngủ.
Bên cạnh đó, thời điểm đi ngủ là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi nên sẽ ít vận động, lượng đường trong hoa quả đi vào không được sử dụng sẽ tích tụ lại, gây tăng cân, khó tiêu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Chuyên gia khuyên bạn nên ăn trái cây trước giờ đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng.
5. Ăn quá nhiều những loại quả nhiều đường
Lợi ích của trái cây đối với sức khỏe ắt là điều không có gì để bàn cãi. Thậm chí nhiều người còn cho rằng ăn trái cây sẽ không bị béo, cho nên họ chọn cách nhịn cơm và thay bằng việc ăn hoa quả lên gấp bội. Tuy nhiên, thực tế không phải loại trái cây nào cũng hỗ trợ cơ thể giảm cân. Bởi có một số loại quả chín chứa lượng đường rất cao, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị thừa calo và tích tụ mỡ là đằng khác. Ví dụ có thể kể đến như sầu riêng, mít, vải, xoài chín...
Vậy nên lúc đang ăn kiêng, chị em tuyệt đối cần hạn chế ăn những loại quả nhiều đường kẻo có thể gây tăng cân mất kiểm soát.
Theo Healthshots, NDTV
Tổ quốc