6 bộ phận của con lợn được khuyến cáo nên ĂN ÍT, ruột lợn xếp vị trí cuối nhưng phần đầu tiên lại được nhiều người yêu thích
Thịt lợn có giá thành rẻ, dễ mua và chế biến được nhiều món nhưng không phải bộ phận nào của lợn cũng nên ăn thường xuyên đâu bạn nhé!
- 18-02-2022Những bộ phận trên cơ thể con lợn mà chuyên gia khuyên nên ăn ít lại: Nhiều người tưởng "bổ" nên thấy là mua ngay
- 10-02-2022Ở con lợn có một bộ phận được Từ Hy Thái hậu rất chăm ăn mỗi ngày, đến 70 tuổi da bà vẫn căng bóng, cơ thể trẻ khỏe khó tin!
- 26-01-2022Bộ phận cực ngon của con lợn mà nhiều người chưa nghe tên, giá mềm nhưng ít ai mua được
Trong thịt lợn có một lượng chất béo nhất định giúp làn da của chúng ta đàn hồi tốt, thậm chí còn khiến da dẻ trông mịn màng hơn. Do thịt lợn giàu sắt và kẽm, những nguyên tố có tác dụng quan trọng giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus bên ngoài. Mặc dù ăn thịt lợn tốt nhưng không phải bộ phận nào của con lợn cũng tốt. Có 6 bộ phận của con lợn nên hạn chế ăn nhưng đáng tiếc nhiều người vẫn "tặc lưỡi" bỏ qua mà ăn thường xuyên.
1. Gan lợn
Gan lợn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất sắt nên đặc biệt thích hợp cho người bị thiếu máu. Tuy nhiên, gan lợn lại là bộ phận chứa rất nhiều độc tố của con lợn. Tất cả các thành phần có hại đều cần đến sự chuyển hóa trao đổi chất của gan lợn. Khi chức năng gan suy giảm, các thành phần độc hại này sẽ tích tụ lại trong gan, nếu bạn ăn nhiều có thể gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, gan lợn chứa nhiều cholesterol. Trong khi đó, người lớn được khuyến cáo chỉ tiêu thụ khoảng 300mg cholesterol mỗi ngày, nhưng 100gr gan lợn đã chứa tới 288mg cholesterol. Việc nạp quá nhiều cholesterol sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và không có lợi cho việc kiểm soát các bệnh như tăng huyết áp, tăng mỡ máu...
2. Cổ lợn
Các hạch quan trọng như hạch hàm dưới, hạch mang tai, hạch hầu họng thường phân bố dưới cổ lợn. Thường thì các hạch bạch huyết sẽ có bề ngoài nhỏ, đường kính trong 0,5cm, bề mặt nhẵn và mềm, không dính vào mô xung quanh, không gây đau nhưng khi hạch sưng to hoặc có biểu hiện bất thường thì cần đặc biệt chú ý. Bởi có thể lúc này, vi khuẩn đang xâm nhập và gây tổn thương. Thế nên, việc ăn cổ lợn cũng chẳng khác nào "rước" vi khuẩn vào cơ thể.
3. Phổi lợn
Phổi lợn có chứa hàm lượng purin cao, nếu ăn nhiều sẽ dễ gây tích tụ purin trong cơ thể con người, gây ra bệnh gút. Xét cho cùng, phổi lợn là cơ quan nội tạng, có độc tính cao và dễ chứa ký sinh trùng, vi khuẩn, virus. Vì vậy, tốt nhất bạn nên ăn phổi lợn càng ít càng tốt để không gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
4. Da lợn
Da lợn có vị mềm, dai và hương vị rất đặc trưng lại giàu collagen. Do đó, nữ giới sẽ rất thích da lợn vì nó có thể làm trì hoãn quá trình lão hóa, giúp làm đẹp da. Thế nhưng, da lợn lại chứa hàm lượng calo cao, dễ gây bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và các bệnh khác nên tốt nhất cần hạn chế tiêu thụ thường xuyên.
5. Óc lợn
Óc lợn có nhiều canxi, phốt pho và sắt hơn thịt lợn nhưng hàm lượng cholesterol lại cực kỳ cao. Hàm lượng cholesterol trong 100gr óc lợn có thể lên tới 3100mg nên nó không phù hợp với bệnh nhân mỡ máu cao.
6. Ruột lợn
Ruột lợn cũng là một phần nội tạng của lợn, đặc biệt còn là món ăn ngon được nhiều người yêu thích.
So với các loại nội tạng động vật khác, ruột lợn không có ưu điểm gì về mặt dinh dưỡng. Trong khi đó, hàm lượng chất béo trong ruột lợn lại khá cao, không phù hợp với người mắc bệnh mỡ máu, béo phì, gan nhiễm mỡ...
Nguồn: Sohu
Pháp luật & bạn đọc