“6 KHÔNG” giúp tôi trở thành người tiêu tiền khôn ngoan, không còn phải nỗ lực tiết kiệm trong tuyệt vọng khi bước sang tuổi 30
Tiêu tiền là việc quá đơn giản, chẳng cần học cũng biết nhưng tiêu tiền khôn ngoan thì khác.
- 18-07-2024Chặn dòng chảy, huy động 2 máy xúc để vớt vật lạ dài 60m: Chuyên gia xác định vàng bạc không là gì so với thứ này
- 18-07-2024Dự đoán người tuổi thọ cao nhờ nhìn vào 4 đặc điểm này trên khuôn mặt: Ai có đủ thì xin chúc mừng
- 17-07-2024Ít tập thể dục, người Nhật vẫn sống thọ nhờ "2 loại củ - 1 loại canh" bán đầy ở chợ Việt: Giúp hạ đường huyết, chậm già hiệu quả
Thời còn trẻ và bồng bột, giống như nhiều người khác, tôi cũng tiêu tiền một cách tùy tiện, không lên kế hoạch cũng chẳng mấy khi đắn đo suy nghĩ. Chỉ cần trong tài khoản còn tiền, tôi sẽ tiêu cho bằng hết. Tiết kiệm hay xây dựng quỹ dự phòng là điều gì đó quá xa vời.
Tuy nhiên kể từ khi chạm mốc 30 tuổi, tôi bắt đầu biết sợ: Sợ ốm đau bệnh tật, sợ thất nghiệp, sợ không có tiền để tự lo cho chính mình. Quá trình học cách quản lý tài chính của tôi đã bắt đầu từ những nỗi sợ như thế.
Giờ đây ở tuổi 35, việc tiết kiệm đối với tôi giống như việc hít thở mỗi ngày. Nó diễn ra một cách tự nhiên, không một chút gắng gượng. Tất cả là nhờ “6 không” dưới đây.
1 - Không chi tiêu bốc đồng
Tôi học được cách để tâm tới nhu cầu tiêu dùng thực tế. Trước khi mua bất kỳ món đồ nào, không quan trọng là giá thành đắt hay rẻ, tôi luôn cân nhắc rất kỹ xem món đồ đó có thực sự cần thiết và có thể sử dụng lâu dài hay không. Bằng cách này, tôi tránh được việc mua sắm bốc đồng và tiết kiệm khối tiền.
Ví dụ thế này cho bạn dễ hiểu: Thay vì đâm đầu vào săn sale, sắm một lố quần áo, giày dép, tôi tập trung vào những món đồ thực sự cần thiết và phù hợp với phong cách của bản thân. Ngày xưa, ưu tiên của tôi là mua đồ giá rẻ, nên chỉ cần chúng được giảm giá, tôi sẽ mua ngay cả khi chưa chắc liệu mình mặc lên có hợp hay không.
2 - Không “thay mới”
Khi mua hàng, tôi có xu hướng lựa chọn những sản phẩm chất lượng tốt. Nói cách khác, tôi ưu tiên chất lượng hơn số lượng. Mặc dù những sản phẩm này có thể không rẻ, nhưng độ bền và tuổi thọ của chúng lại lâu hơn, về lâu về dài vẫn tiết kiệm hơn nhiều so với việc mua đồ giá rẻ chất lượng thấp - trung bình.
Ví dụ như khi tôi chọn sản phẩm đồ gia dụng và điện tử, tôi sẽ ưu tiên những thương hiệu lâu đời, độ uy tín và độ bền đã được khẳng định qua hàng loạt review tích cực của người dùng. Điều này giúp tôi làm tần suất thay thế những sản phẩm mình đã mua, từ đó tránh lãng phí tiền bạc.
3 - Không chốt đơn khi chưa có sự so sánh
So sánh giá cả và tìm kiếm nhà cung cấp/điểm bán là một bước quan trọng mà tôi không bao giờ bỏ qua trước khi chốt đơn bất kỳ món đồ nào. Tôi so sánh giá bán trực tuyến với giá mua tại cửa hàng, hoặc so sánh giá bán của cửa hàng này với cửa hàng khác, để tìm được ưu đãi tốt nhất. Đồng thời, tôi sẽ chú ý đến các thông tin giảm giá, khuyến mãi khác nhau và tận dụng những cơ hội này.
Năm ngoái, tôi đã mua được một chiếc laptop với giá giảm 40% so với giá niêm yết vào dịp Black Friday. Việc này giúp tôi tiết kiệm kha khá tiền. Sản phẩm giá trị càng lớn, bạn càng phải so sánh kỹ lưỡng giá thành, chương trình ưu đãi của các nhà cung cấp khác nhau, để mua được với mức giá tốt nhất cho mình.
4 - Không thờ ơ với việc đầu tư
Sau khi bước sang tuổi 35, tôi bắt đầu chú ý hơn đến việc đầu tư và quản lý tài chính. Đầu tư một phần thu nhập vào cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong lĩnh vực bất động sản có thể mang lại lợi nhuận lâu dài. Điều này vừa làm tăng giá trị dòng tiền bạn đang có, vừa hạn chế việc tiêu dùng phung phí.
Sau 3 tháng đều đặn trích một phần thu nhập để đầu tư, tôi nhận ra chất lượng cuộc sống của mình không những không suy giảm, mà bản thân còn có những khoản đầu tư đang sinh lời. Tỷ suất sinh lời có thể nhỏ thôi, nhưng rõ ràng nó vẫn tốt hơn việc chúng ta dùng số tiền đó để vui chơi hay mua những món đồ vô thưởng vô phạt.
5 - Không ỷ lại, phụ thuộc vào các dịch vụ có sẵn
Trước đây khi còn trẻ, tôi luôn có suy nghĩ rằng chi tiền sử dụng dịch để mua sự thuận tiện là hành vi tiêu dùng thông minh. Ví dụ như dịch vụ dọn nhà theo giờ, giao đồ ăn hỏa tốc hay thuê người đi siêu thị,... tất cả đều giúp tôi tiết kiệm thời gian, sức lực; còn tiết kiệm tiền bạc, thì không.
Bây giờ, tôi tự dọn nhà, tự tay sắp xếp, lau chùi từng món đồ. Việc này vừa giúp tôi tiết kiệm chi phí thuê giúp việc theo giờ, vừa là một cách giải tỏa stress hiệu quả. Tôi cũng tự trồng một số loại rau thơm và coi đó là thú vui lành mạnh. Trên hết, tôi luôn tự đi siêu thị. Thuê người đi siêu thị giúp, tiện thì có tiện nhưng vừa mất tiền, vừa không lựa được sản phẩm tươi ngon, có hạn sử dụng dài.
Đương nhiên, các dịch vụ được sinh ra là để phục vụ cho chúng ta. Sử dụng dịch vụ hỗ trợ không phải là không tốt, nhưng đừng ỷ lại vào chúng!
6 - Không tiếc tiền cho chi phí thăm khám, chăm sóc sức khỏe
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất. Duy trì sức khỏe tốt có thể giảm bớt nhiều chi phí y tế không cần thiết. Tôi bắt đầu chú ý hơn đến việc rèn luyện thể chất và chế độ ăn uống hợp lý, đồng thời đi khám sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa bệnh tật phát sinh. Tôi bắt đầu chạy bộ ngoài công viên mỗi buổi sáng và đăng ký lớp học yoga vào buổi tối. Đồng thời giảm đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột.
Những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn và chế độ sinh hoạt này thực sự đã giúp tôi khỏe mạnh hơn, tràn đầy năng lượng hơn và tiết kiệm được rất nhiều chi phí y tế. Trước đây, tôi rất hay ốm vặt, gần như tháng nào cũng phải đi khám 1-2 lần vì đau đầu và trào ngược dạ dày.
Nhịp sống thị trường