7 bí quyết sống thọ trăm tuổi mà không mất trí nhớ của người Nhật Bản, rất đáng để học hỏi
Theo số liệu nghiên cứu, người Nhật là một trong những cộng đồng dân cư sống lâu nhất trên thế giới (chỉ đứng sau công dân Monaco). Tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản là khoảng 85,3 tuổi. Bí quyết là gì?
- 08-05-2021Vì sao ổ dịch Bệnh viện K "nguy hiểm hơn rất nhiều" ổ dịch BV Bệnh Nhiệt đới: Chuyên gia chỉ ra 2 lý do
- 08-05-20213 loại khoai tây chớ nên mua và 3 lưu ý khi ăn nó, đừng dại mà mắc phải kẻo mang bệnh vào người
- 08-05-2021Muốn biết con mình có bị bệnh tiểu đường type 1 hay không, cha mẹ chỉ cần để ý dấu hiệu "4T " sau đây
Một người sau khi bước qua tuổi trung niên, chức năng và cấu trúc của não sẽ thay đổi, não bắt đầu co lại, lưu lượng máu não giảm, khiến trí nhớ và khả năng tiếp nhận kiến thức mới giảm sút. Đây thực chất là quy luật tự nhiên trong sinh lý học.
Tuy nhiên, một công bố gần đây của Nhật Bản cho thấy, những người lớn tuổi thường xuyên sử dụng não, khả năng ghi nhớ và biểu đạt của họ còn vượt trội hơn người trẻ, do đó có thể trì hoãn sự lão hóa não và giảm chứng mất trí nhớ .
Dưới đây là 7 bí quyết sống thọ trăm tuổi mà không mất trí nhớ của Người Nhật Bản, rất đáng để mọi người học hỏi.
1. Duy trì trọng lượng tốt
Ảnh minh họa
Người lớn tuổi bị thừa cân và mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer. Điều này là do lượng đường trong máu và huyết áp gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và mạch máu não, lâu dần khiến cơ thể mắc nhiều bệnh tật, trí nhớ suy giảm, tuổi thọ kém. Do đó, điều quan trọng là mọi người phải biết duy trì cân nặng phù hợp.
2. Không hút thuốc
Hút thuốc lá ảnh hưởng đến não bộ của chúng ta , những người hút thuốc lá bị suy giảm nhận thức nhanh chóng. Vì vậy nếu bạn hút thuốc hàng ngày thì nguy cơ mắc bệnh Alzheimer sẽ cao gấp đôi so với người bình thường, đồng thời tuổi thọ cũng suy giảm rất nhanh.
Một nghiên cứu cho thấy những người bỏ hút thuốc ở tuổi 35 sẽ tăng khoảng 6-8 năm tuổi thọ. Ngay cả với những người bị tổn thương ở phổi do thuốc lá, ngay khi ngừng hút, tình trạng sức khỏe sẽ được cải thiện, tỷ lệ sống sót sau phẫu thuật, điều trị cũng tăng đáng kể.
3. Tập thể dục vừa phải
Ảnh minh họa
Người Nhật có thói quen dậy sớm đi bộ mỗi ngày. Điều này giúp tăng cường nguồn vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, họ có thể hấp thụ được cả canxi, phốt pho, giúp cải thiện chức năng xương khớp và phòng ngừa bệnh loãng xương. Thường xuyên tập thể dục, còn giúp tăng cường sinh lực cho não và cải thiện chức năng nhận thức.
4. Bổ sung dưỡng chất cho não và chế độ ăn uống cân bằng
Ảnh minh họa
Tuổi thọ của người Nhật từ lâu luôn được mọi người trên thế giới ngưỡng mộ. Một phần bí quyết là chế độ ăn uống lành mạnh giúp họ có sức đề kháng tốt, ít bệnh vặt.
7 loại thực phẩm thường thấy trong chế độ ăn uống của người Nhật là: Cơm, súp miso, rong biển, rau có màu vàng và xanh, cá, trà xanh, kim chi. Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất béo không no để tăng cường sức khỏe não, ngừa bệnh Alzheimer. Người Nhật còn tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn ít dầu, ít muối, ít thịt đỏ, không ăn vặt, ăn vừa no. Họ quan niệm rằng chỉ nên ăn no 70% là đủ lượng thực phẩm cơ thể cần.
5. Tích cực sử dụng bộ não và kết hợp làm việc, nghỉ ngơi khoa học
Ảnh minh họa
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng não bộ thường xuyên có thể giúp tâm trí con người linh hoạt, nếu cả ngày không làm việc, khả năng mắc bệnh Alzheimer là tương đối cao. Sau khi nghỉ hưu, người cao tuổi nên tham gia vào việc gì đó mà bản thân quan tâm, hoặc nên tham gia các hoạt động phúc lợi công cộng hoặc dành thời gian đọc sách, viết cảm xúc của bản thân khi xem một bộ phim truyền hình… để não luôn được hoạt động. Đặc biệt sau thời gian hoạt động trí não liên tục, người cao tuổi nên nghỉ ngơi, điều này có lợi cho việc phục hồi trí lực của não bộ.
6. Chủ động phòng ngừa các bệnh mãn tính
Sau khi lớn tuổi, nhiều bệnh tật như cao huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh mạch vành… sẽ xuất hiện. Những bệnh này có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bệnh Alzheimer, người cao tuổi phải đi khám thường xuyên để phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh mãn tính là bệnh khó chưa khỏi, để chữa khỏi triệt để cần phải điều trị lâu dài.
7. Đảm bảo ngủ đủ giấc
Giấc ngủ của người cao tuổi rất quan trọng, vì nó cần phục hồi các chức năng khác nhau của cơ thể trong khi ngủ, nếu giấc ngủ của người già không tốt sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhận thức não. Vì vậy việc đảm bảo giấc ngủ là rất quan trọng.
Nguồn: Aboluowang
Pháp luật và Bạn đọc