7 chỉ số để "đo sức khỏe" mỗi người và nó chẳng có gì liên quan tới việc bạn nặng hay nhẹ cân
Thống kê sức khỏe của một người không dựa trên cân nặng của người đó và nó cũng chẳng có chút nào liên quan tới cân năng vì đôi khi nặng cân chưa chắc đã là khỏe mà gầy gò thiếu cân cũng chưa chắc đã yếu.
- 27-10-20173 kiểu bữa tối nguy hiểm đang âm thầm "ăn mòn" sức khỏe của gia đình bạn từng ngày!
- 25-10-2017Ăn trưa bằng các món sau liên tục sẽ "phá hủy" sức khỏe, hãy tránh ngay trước khi quá muộn
- 22-10-2017Thường xuyên bỏ bữa sáng: Thói quen tàn phá sức khỏe của bạn
Mỗi khi nhắc tới sức khỏe, người ta chỉ quan tâm tới cân nặng hay số calo hấp thụ vào cơ thể. Thế nhưng, nhiều khi những con số này khiến chúng ta khá phiền muộn và nó không phản ánh hết được vấn đề.
Chúng ta bận tâm quá nhiều tới cân nặng, tới nỗi mà thừa cân hay thiếu cân cũng mặc định trở thành "yếu", thực tế không phải vậy, sức khỏe của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chỉ số chứ không chỉ có cân nặng. Chuyên gia dinh dưỡng Malina Linkas Malkani và bác sĩ Nesochi Okeke-Igbokwe đã nghiên cứu về sức khỏe con người thông qua các chỉ số, dưới đây mới thật sự là những điều bạn cần quan tâm chứ không phải cân nặng.
Số đo vòng bụng (eo)
Cả Malkani lẫn Okeke-Igbokwe đều cho rằng số đo vòng bụng có ảnh hưởng tới sức khỏe mỗi người. Về cơ bản, nếu theo dõi chuẩn xác, chúng ta có thể phòng ngừa được những căn bệnh như đột quỵ, mất ngủ hay các bệnh về tim.
"Số đo vòng bụng được dùng để xác định lượng mỡ bao quanh khoang bụng. Thông số này chỉ ra chính xác bệnh béo phì, tim hay những căn bệnh khác chứ không như cân nặng khi nhiều người không to bụng nhưng vẫn có cân nặng lớn", Malkani phát biểu.
Số cốc nước uống mỗi ngày
Cả hai chuyên gia đều đề cao tác dụng của nước tới cơ thể, cho họ rằng con người chưa biết hết về giá trị của nước cũng như cơ thể chúng ta cần nước tới mức nào.
"Một người khỏe mạnh sẽ luôn uống đủ nước, mặc dù có một nhầm lẫn là chúng ta nên uống 8 cốc mỗi ngày, thế nhưng điều này không chính xác. Lượng nước một người cần uống phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, lượng hoạt động mỗi ngày, khí hậu... bạn sẽ biết mình uống đủ nước thông qua màu sắc nước tiểu, nếu có màu nhạt hay thậm chí màu như nước bình thường, có nghĩa là bạn đã uống đủ. Hãy xác định số cốc ở thời điểm đó và dần thay đổi khi tuổi lớn hơn".
Bà Malkani cũng cho biết thêm nếu nước tiểu có màu sẫm thì bạn cần bổ sung thêm thật nhiều nước, nó sẽ giúp cho bạn có được sức khỏe tốt hơn tức thì.
Huyết áp
Bác sĩ Okeke-Igbokwe cho rằng huyết áp là một thứ ai cũng phải quan tâm chứ không phải chỉ có người già.
"Nếu huyết áp quá cao có thể sẽ phá vỡ các mạch quan trọng trong cơ thể, thế nhưng nếu quá thấp chúng ta sẽ không có đủ máu lưu thông để các cơ quan hoạt động đúng với công suất", bà cho hay.
Tất nhiên, huyết áp cao sẽ dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch hay đột quỵ, bạn cũng không cần cứ ngày nào cũng kiểm tra huyết áp. Thế nhưng, tới bệnh viện hay tự dùng một thiết bị đo huyết áp bản thân lúc mình khỏe mạnh, sẽ cho bạn biết đâu là quãng bình thường của bản thân và rồi khi có sự cố bạn sẽ có cách để giải quyết nó.
Lượng rau hấp thụ
Chuyên gia Malkani cho rằng khi nhắc tới rau, quả... người ta thường nghĩ đến việc giảm cân, ăn kiêng. Thế nhưng rau, quả cung cấp rất nhiều dưỡng chất, vitamin cho cơ thể. Bà cho hay hãy ăn càng nhiều loại rau quả càng tốt thay vì tập trung số lượng lớn vào một loại nhất định.
Chỉ số cholesterol
Một lần nữa, chỉ số cholesterol dường như chỉ dành cho người lớn tuổi, dù vậy bác sĩ Okeke-Igbokwe cho rằng ai cũng nên theo dõi hàm lượng cholesterol tốt cũng như xấu trong cơ thể. Bà gợi ý, những người sau tuổi 20 cứ 5 năm nên đi kiểm tra chỉ số cholesterol một lần từ đó họ sẽ biết cơ thể mình phát triển theo xu hướng nào.
Nếu có dấu hiệu mắc bệnh tim hay có tiền sử bệnh, chỉ số cholesterol còn cần được kiểm tra nhiều hơn nữa vì nó sẽ đưa ra giải pháp chữa trị căn bệnh, mang tới sức khỏe cho người bệnh.
Thời gian hoạt động hay số bước chân
Các hoạt động thể chất rất quan trọng để mỗi người có được khung xương vững chắc, giảm thiểu bệnh cũng như cải thiện tâm trạng.
Không quan trọng bạn tập luyện bài tập nào, từ tới phòng tập, đi bộ hay chạy, miễn là bạn hoạt động đều đặn vào một khoảng thời gian trong ngày, đó được coi là tập luyện.
Bác sĩ Okeke-Igbokwe nói: "Các nghiên cứu đã tìm thấy những người tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày sống lâu hơn và các nguy cơ bệnh tật, tử vong sớm cũng giảm đáng kể. Bạn sẽ muốn xây dựng thói quen tập luyện hàng ngày và nên giữ thói quen đó càng lâu càng tốt".
Số giờ ngủ mỗi ngày
Bác sĩ Okeke-Igbokwe khuyên mọi người nên ngủ đủ từ 8 tới 9 tiếng mỗi tối. Một số nghiên cứu còn gợi ý người trên 18 tuổi nên ngủ từ 7 tới 9 tiếng mỗi ngày.
"Nếu bạn có thể ngủ đủ số thời gian trên, bạn sẽ giảm được đáng kể nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiêu chảy hay căng thẳng quá độ", bà nói.
Nghiên cứu tại trường Đại học California, Berkeley cho thấy số giờ ngủ càng ít, tuổi thọ cũng sẽ giảm theo. Nếu muốn sống lâu hơn, hãy ngủ đủ giờ, không thiếu và cũng không nên thừa.
Trí thức trẻ