7 loại "độc tố ngầm" đang âm thầm hủy hoại cơ thể của bạn, áp dụng ngay cách giải độc hữu hiệu như tẩy rửa cả mạch máu
Cũng giống như rác thải sinh hoạt cần được dọn dẹp kịp thời, rác thải sinh ra trong cơ thể con người cũng cần được “tẩy rửa”, tránh tích tụ trở thành “độc tố ngầm”, hủy hoại sức khỏe.
- 09-11-2021Người phụ nữ 31 tuổi qua đời vì ung thư gan, nguyên nhân xuất phát từ 1 VẬT DỤNG mà nhiều gia đình vẫn sử dụng hàng ngày: Cẩn trọng với 3 dấu hiệu 'cầu cứu' của gan!
- 09-11-20215 thực phẩm là "sát thủ" hại gan, dù khoái khẩu tới đâu cũng phải kiềm chế kẻo tự hại thân
- 07-11-2021"Nát gan, hỏng thận, hại dạ dày" đều từ 5 quen sinh hoạt này mà ra: Nếu không muốn sớm gặp tử thần, hãy nhanh chóng loại bỏ ngay
- 07-11-2021Dậy sớm bỗng phát hiện 4 dấu hiệu đáng nghi: Cẩn trọng gấp vì rất có thể huyết áp tăng vọt, nguy cơ đột quỵ đang 'gõ cửa'
1. Khí độc
Ngộ độc khí có thể bắt nguồn từ “ngoại sinh” hoặc “nội sinh”. Ngoại sinh đến từ không khí ô nhiễm mà chúng ta hít thở. Mỗi ngày, một người hít vào phổi hơn 1.000 lít không khí, trong đó không thiếu các loại vi khuẩn, vi rút, bụi bẩn cũng xâm nhập vào cơ thể. Nội sinh là các loại khí thải như carbon dioxide do bản thân con người sinh ra từ những hoạt động vận hành trong cơ thể.
Trung y cho rằng, tích tụ khí độc trong người sẽ khiến chức năng phổi và thận kém. Cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phổi, thậm chí là ung thư phổi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra mùi cơ thể nặng, chẳng hạn như hơi thở và mồ hôi có mùi.
Để thanh lọc khí độc, có thể áp dụng phương pháp thở sâu giúp làm sạch phổi: Hít vào không khí trong bằng miệng và thở ra bằng miệng thật sâu. Kết hợp với tập thể dục nhẹ nhàng, ở nơi có môi trường trong lành hoặc vào sáng sớm sẽ giúp cơ thể được thanh lọc tốt hơn.
Ngoài ra, nên ăn thêm các loại thực phẩm, trái cây có tác dụng bổ phổi như lê và hoa hòe.
2. Mồ hôi
Các lỗ chân lông nhỏ li ti trên cơ thể cũng là nơi ẩn chứa không ít “rác thải”. Nếu mồ hôi không thể thải ra ngoài thuận lợi mà tích tụ lại trong cơ thể sẽ trở thành một loại “độc tố”. Hậu quả là có thể gây đau khớp, thấp khớp, các bệnh về hệ thống trao đổi chất...
Bạn không cần phải đổ nhiều mồ hôi mỗi ngày, nhưng cần duy trì lượng mồ hôi nhất định. Cách tốt nhất chính là tập thể dục thường xuyên, từ vận động nhẹ cho tới mạnh.
Trong ăn uống, sử dụng các món cháo nóng, trà nóng, súp nóng hoặc ăn đồ cay cũng có thể thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi.
Cần lưu ý rằng, thời tiết càng nóng thì càng dễ tích tụ mồ hôi độc, cần đặc biệt chú ý đảm bảo lượng mồ hôi. Vào mùa hè, bạn có thể lau người bằng khăn nóng, tắm bằng nước nóng, uống nước gừng và đường nâu để giúp giải độc.
3. “Ruột độc”
Các nhà khoa học đã tìm hiểu và phát hiện ra rằng, phân có thể chứa hơn 60% chất độc trong cơ thể con người. Nếu không được đào thải kịp thời có thể gây viêm ruột, thậm chí ung thư ruột.
Theo Trung y, từ 5 giờ đến 7 giờ sáng là thời điểm tốt nhất để đào thải độc tố trong cơ thể. Nên dậy sớm trong khoảng thời gian này, uống một cốc nước và làm vệ sinh cá nhân sẽ giúp cơ thể được thanh lọc tốt hơn. Thời gian càng muộn, chất độc sẽ tích tụ càng nhiều.
Để tránh táo bón, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như các loại rau xanh, bột yến mạch và bánh mì nguyên cám. Ngoài ra, mật ong, chuối, táo, khoai tây… đều có tác dụng giảm táo bón.
Bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
4. Nhiễm độc niệu
Hầu hết các chất độc trong cơ thể con người đều phải đi qua gan và thận, 2 cơ quan đóng vai trò giải độc quan trọng nhất. Trong đó, thận không chỉ lọc các chất độc trong máu mà còn đào thải chúng ra ngoài qua đường nước tiểu. Sự tích tụ của urê máu có thể đến từ nguyên do chức năng thận suy giảm, uống quá ít nước, hoặc nạp quá nhiều độc tố vào người.
Điều này có thể dẫn tới các biểu hiện như chóng mặt, tiểu khó, tích tụ lâu ngày sẽ gây viêm hệ tiết niệu, bệnh gút và dị ứng da.
Để giảm nguy cơ nhiễm độc niệu, nên uống nhiều nước để làm sạch thận và bàng quang, ngăn ngừa sỏi hệ tiết niệu. Hạn chế sử dụng thức ăn chứa nhiều chất phụ gia, đảm bảo ăn nhiều trái cây và rau xanh hàng ngày.
5. Độc trong máu
Khi điều kiện sống ngày càng được cải thiện, mọi người được ăn uống tốt hơn thì nguy cơ tăng lipid máu cũng cao hơn. Các thói quen như thường xuyên uống rượu bia, sử dụng thực phẩm chiên rán, ăn quá no, ít vận động cũng dễ gây tích tụ mỡ thừa. Đây chính là một loại “độc” trong máu, gây hại cho gan, khiến gan dễ bị nhiễm mỡ. Đồng thời, mỡ tích tụ trong máu cũng là “thủ phạm” gây ra các bệnh tim mạch nguy hiểm.
Để “tẩy rửa” mạch máu, nên có chế độ ăn thanh đạm, ít thịt, ít dầu mỡ. Nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm tốt như mạch máu. Trong đó, quả óc chó và hạnh nhân cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và trực tiếp giúp cải thiện tuần hoàn máu, bao gồm vitamin E có tác dụng chống viêm.
Chế độ ăn không thể thiếu rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết.
6. Đờm độc
Buổi sáng ngủ dậy, nhiều người luôn cảm thấy cổ họng có đờm, thậm chí nặng hơn là ho có đờm cả ngày. Đây là tình trạng tích tụ “đờm độc” thường bắt nguồn từ chế độ ăn uống không hợp lý, chức năng phổi kém hoặc do hút thuốc lá thường xuyên. Đờm đặc thường gây ngứa họng, ho, khó thở, khó nuốt, buồn nôn, ù tai...
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể ăn nhiều các loại thực phẩm thanh nhiệt, giảm đờm như củ cải, hoa hòe, hạnh nhân, nấm trắng, lê... Chú ý làm ẩm không khí và uống nhiều nước là những cách làm tan đờm hiệu quả.
7. Độc gan
Hầu hết các độc tố đi vào cơ thể đều phải đi qua gan, được gan xử lý và đào thải một phần. Vì lý do đó, trong gan cũng là nơi tồn đọng nhiều độc tố nhất. Những thói quen xấu như uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo bão hoà, hoặc phải sử dụng nhiều loại thuốc trị bệnh… thường đẩy nhanh quá trình tích tụ độc tố trong gan.
Do vậy, việc thanh lọc lá gan sẽ giúp cơ quan này cân bằng lại chức năng và hoạt động được hiệu quả hơn.
Để giải độc gan, nên sử dụng nhiều các loại thực phẩm như đậu xanh, đậu đen, dưa hấu, nho, trà xanh… Hầu hết các loại rau và trái cây đều có tác dụng giải độc nhất định. Bạn nên đảm bảo ăn ít nhất 500 gram rau và trái cây mỗi ngày. Đặc biệt, bưởi là một loại quả chứa rất nhiều vitamin C cũng như chất xơ, có khả năng chống oxy hóa cao, hỗ trợ giải độc và tăng cường chức năng gan.
*Theo Aboluowang