7 tác nhân gây lão hóa nội tạng đáng sợ nhất: Là "thủ phạm" của nhiều căn bệnh mãn tính, làm suy giảm tuổi thọ nghiêm trọng
Đây đều là những thứ rất quen thuộc trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
- 24-04-2022Cực giàu tính kiềm, 5 món này là "địch thủ" của ung thư, ăn đều đặn không lo khối u ác tính mà còn trẻ ra vài phần
- 23-04-20225 lợi ích khi ngủ khỏa thân: Mùa hè là thời điểm thích hợp để làm, tốt cho cả nam và nữ
- 23-04-2022Dù tiết kiệm đến đâu thì 7 món đồ này cũng nhất định phải thay, bằng không bệnh tật sẽ tìm đến
Ai cũng muốn già đi một cách từ từ. Nhưng trong cuộc sống, có nhiều tác nhân gây lão hóa cơ thể, lão hóa nội tạng tiềm ẩn trong chế độ ăn uống, điều này vô tình thúc đẩy bệnh tật xuất hiện và làm suy giảm tuổi thọ .
7 tác nhân gây lão hóa nội tạng đáng sợ nhất
1. Tác nhân gây lão hóa gan: Rượu
90% quá trình chuyển hóa ethanol trong rượu diễn ra ở gan. Lạm dụng rượu trong thời gian dài dễ dẫn đến tổn thương tế bào gan và gây ra các bệnh về gan khác nhau. Để bảo vệ gan , tốt nhất nên từ bỏ hoàn toàn thói quen uống rượu.
2. Tác nhân gây lão hóa tim: Chất béo chuyển hóa
Vào ngày 14/5/2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo về một chất vô cùng nguy hiểm, gây tử vong cho hơn 500.000 người mỗi năm đó chính là chất béo chuyển hóa (trans fat) - hay còn được gọi với biệt danh "chất béo quỷ".
Nghiên cứu khoa học đã cho cho thấy rằng, chất béo chuyển hóa có khả năng làm tăng nồng độ cholesterol xấu và giảm nồng độ của cholesterol tốt trong cơ thể. Chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ phát bệnh tim mạch, đột quỵ.
Theo Zhou Lin, trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng của Bệnh viện Nhi đồng (Trung Quốc): Bơ thực vật, thức ăn nhanh là những nhóm thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa mà bạn thường ăn. WHO khuyến cáo rằng lượng chất béo chuyển hóa nên được giới hạn dưới 1% tổng năng lượng ăn vào, nghĩa là dưới 2,2g/ngày với chế độ ăn 2.000 calo. Nếu vượt quá, có thể khiến một người tăng nguy cơ tử vong do mắc bệnh về mạch máu tim mạch và mạch máu não.
3. Tác nhân gây lão hóa da: Đồ ngọt
Zou Ying, phó khoa Phụ sản của Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Hồ Nam, đã viết trên Health Times vào năm 2020 rằng nhiều phụ nữ thích đồ ngọt, nhưng ăn quá nhiều đồ ngọt rất có hại cho làn da. Hàm lượng đường trong các món tráng miệng rất cao, ăn nhiều sẽ làm phá hủy collagen, đẩy nhanh quá trình lão hóa da, làm da mất dần độ đàn hồi, dễ bị nhăn và nám.
4. Tác nhân gây lão hóa dạ dày: Chế độ ăn nhiều muối
Ông Ma Guansheng, trưởng khoa Dinh dưỡng và Vệ sinh Thực phẩm, Trường Y tế Công cộng (Trung Quốc) cho biết: Đã có hơn 10 nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ý, Pháp, Anh và Hoa Kỳ phát hiện ra rằng tiêu thụ thực phẩm nhiều muối và bảo quản bằng muối là những yếu tố nguy cơ gây ung thư. Có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên 2 lần. Vì vậy, mọi người nên ăn nhạt, ăn ít đồ mặn.
5. Tác nhân gây lão hóa thực quản: Đồ ăn nóng
Li Shujun, bác sĩ trưởng khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện Tsinghua Chang Gung ở Bắc Kinh, cho biết: Bề mặt của thực quản được bao phủ bởi các màng nhầy mỏng manh và nhiệt độ của thức ăn có ảnh hưởng lớn đến nó. Đồ ăn từ 10 ℃ -40 ℃ là phù hợp nhất; 50 ℃ -60 ℃ hầu như không dung nạp được; trên 65 ℃, nó sẽ gây bỏng niêm mạc thực quản.
Bạn đừng nghĩ rằng đồ ăn 65 ℃ là rất cao, thực tế chiếc bánh bao nóng có thể vượt quá nhiệt độ này. Nếu nhiệt độ thức ăn quá cao sẽ làm bỏng niêm mạc thực quản, về lâu dài có thể dẫn đến ung thư.
Nhiệt độ thích hợp nhất để ăn uống là không lạnh cũng không nóng, môi của chúng ta chỉ cần cảm nhận được hơi ấm là thích hợp nhất.
6. Tác nhân gây lão hóa đường ruột: Chế độ ăn nhiều thịt đỏ
Một nghiên cứu được công bố bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford, Anh năm 2007 cho biết thịt đỏ chứa một loại protein có khả năng làm tổn thương ruột người, đồng thời làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Loại protein ấy tên là heme, đây cũng chính là yếu tố tạo ra màu đỏ của thịt.
Vì thế, nên ăn thường xuyên rau xanh, hoa quả để đảm bảo dung nạp chất xơ.
7. Tác nhân gây lão hóa phổi: Khói bếp
Khói bếp được xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A - nhóm các hợp chất "có thể gây ung thư trên người" cùng với thịt đỏ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khói bếp làm tăng nguy cơ gây ra bệnh ung thư phổi.
Khói bếp có chứa một hỗn hợp độc hại gồm các hạt và hóa chất vượt qua khả năng phòng vệ của cơ thể, làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi và ung thư.
Cách hiệu quả nhất để tránh khói trong nhà bếp là mọi người phải bật máy hút mùi, không chỉ trước khi nấu ăn, mà tốt nhất là trong vòng 3 phút sau khi quá trình chế biến hoàn thành, như vậy sẽ giúp cho không khí ở trong bếp được lưu thông, giảm sự tích tụ khói và bảo vệ phổi. Nếu có thể, các bà nội trợ có thể đeo khẩu trang để ngăn chặn khói dầu.
Nhịp sống Việt