MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

7 thói quen xấu "ăn mòn" cơ thể, “rước” trĩ và đột quỵ vào thân mà 70% dân văn phòng, giới trẻ đều mắc: Không chịu từ bỏ sớm, cái chết cận kề

28-01-2022 - 07:47 AM | Sống

Có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại đang rút ngắn tuổi thọ của bạn mỗi ngày.

Thói quen là hành động lặp đi lặp lại lâu dần trở thành nếp sống rất khó thay đổi, một khi đã hình thành sẽ in sâu vào cuộc sống và ảnh hưởng đến mọi mặt đối với chúng ta một cách vô thức. Ví dụ, một người có thói quen tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà tinh thần cũng sảng khoái, dễ chịu hơn. Còn những thói quen xấu như hút thuốc và thức khuya sẽ tích tụ lại, từ từ gây hại và ăn mòn cơ thể.

Bên cạnh những mặt lợi hại rõ ràng, nhiều thói quen còn ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người hàng ngày nhưng lại ít ai thấy rõ được tác hại tiềm tàng của những hành động này. Cùng điểm xem bạn "dính" phải những "lời nguyền" nào sau đây!

1. Liếm và bóc môi thường xuyên sẽ dẫn đến bệnh viêm môi

"Combo" thời tiết hanh khô vào mùa đông kết hợp với việc sử dụng điều hòa hay lò sưởi sẽ khiến môi rất dễ bị khô và bong tróc. Lúc này, nhiều người có thói quen thường xuyên liếm hoặc bóc môi để loại bỏ phần da khô ráp.

7 thói quen xấu ăn mòn cơ thể, “rước” trĩ và đột quỵ vào thân mà 70% dân văn phòng, giới trẻ đều mắc: Không chịu từ bỏ sớm, cái chết cận kề - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Tuy nhiên, liếm môi tưởng chừng như là hành động để nước bọt dưỡng ẩm cho môi, song lại càng khiến môi khô hơn. Bởi vì trong nước bọt có chứa một loại men tinh bột gọi là amylase sẽ bao phủ lấy môi khiến ta có cảm giác môi mềm hơn. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với không khí, nước trong chất dịch này sẽ bay hơi nhanh chóng, để lại amylase dính trên bề mặt môi khiến cho môi càng khô và ráp hơn trước. Lâu dần, khô môi sẽ dẫn đến các bệnh viêm môi mãn tính như nứt nẻ, thậm chí sưng tấy và đóng vảy.

Khi môi quá khô sẽ dẫn đến bị bong tróc, nhiều người quen tay bóc luôn lớp da chết đó, không chỉ làm đau mà còn dẫn đến hậu quả trực tiếp là chảy máu, nhiễm trùng, vết thương khó lành, thâm môi, thậm chí có thể phát triển thành viêm môi mãn tính.

Để cải thiện tình trạng và loại bỏ thói quen này, cần thực hiện những thói quen tốt để tránh tình trạng khô rát môi sau:

- Uống đủ nước và ăn hoa quả: Uống ít nhất 1500 - 1700ml nước mỗi ngày để cấp ẩm cho cơ thể, hạn chế môi khô. Bên cạnh đó, nạp một lượng vừa đủ vitamin E bằng 250 - 300g hoa quả cũng là một yếu tố quan trọng, giúp đôi môi căng mọng, sáng hồng.

- Giữ ẩm môi trường xung quanh: Khi không khí khô hanh, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm ở mức khoảng 50% - 60% để không làm cơ thể khó chịu, mất nước nhanh cũng như khiến môi khô và bong tróc.

- Dùng đúng loại son dưỡng: Là một trong những item không thể thiếu của phái đẹp nhưng son cũng chính là một trong những nguyên nhân chính khiến đôi môi thâm sạm, thô ráp. Vì vậy, thay vì chọn những sản phẩm chứa hàm lượng chì cao, rẻ tiền, nên sử dụng những loại son có chứa sodium hyaluronate, ceramide, squalane, castor oil, jojoba oil, petrolatum, allantoin, vitamin E và các thành phần khác để bảo vệ môi.

2. Không phải cứ tắm càng sạch sẽ càng tốt

Nhiều người quan niệm rằng trong quá trình tắm, kì cọ càng mạnh và kỹ thì cơ thể càng sạch sẽ. Tuy nhiên, hành động chà xát quá mạnh lại là nguyên nhân khiến "hàng rào" bảo vệ da bị tổn thương.

7 thói quen xấu ăn mòn cơ thể, “rước” trĩ và đột quỵ vào thân mà 70% dân văn phòng, giới trẻ đều mắc: Không chịu từ bỏ sớm, cái chết cận kề - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Trước hết, lớp ngoài cùng của da là lớp sừng, là hàng rào tự nhiên có tác dụng bảo vệ mô dưới da, ngăn chặn sự mất nước của cơ thể và chống lại sự xâm nhập của một số vi khuẩn, vi rút. Chà xát mạnh dù có thể rửa sạch bụi bẩn từ bên ngoài nhưng cũng dễ làm tổn thương lớp sừng này, khiến các tế bào non chưa được nuôi dưỡng cũng bị bong ra. Điều này làm cho chức năng bảo vệ da bị giảm mạnh, đẩy nhanh quá trình mất nước và khiến da dễ bị khô, dị ứng, mẩn ngứa,….

Bên cạnh đó, cọ xát da bằng khăn tắm, nhất là những loại khăn tắm dạng sợi là một loại gây tổn thương cơ học lên da, dễ làm da đỏ lên, có thể gây ngứa và đóng vảy trong trường hợp nhẹ, phát ban đỏ trong trường hợp nặng, thậm chí viêm da và các bệnh khác.

Do đó, khi tắm cần ghi nhớ những lưu ý sau để bảo vệ làn da luôn khỏe mạnh và sạch sẽ:

- Không tắm quá thường xuyên: Vào mùa đông, mỗi người nên hạn chế tắm từ 2 - 3 lần mỗi tuần. Mùa hè thời tiết oi bức khiến cơ thể đổ mồ hôi và khó chịu, ngày nào cũng tắm nên không cần thiết phải kỳ cọ quá mạnh. Đặc biệt, những người cao tuổi càng dễ bị khô da nên cần cũng không cần tắm quá nhiều và quá kỹ.

7 thói quen xấu ăn mòn cơ thể, “rước” trĩ và đột quỵ vào thân mà 70% dân văn phòng, giới trẻ đều mắc: Không chịu từ bỏ sớm, cái chết cận kề - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

- Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm tắm có tính tẩy rửa mạnh: Da là bộ phận bảo vệ cơ thể, song cũng rất mỏng manh. Nếu thường xuyên sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh như xà phòng thì sẽ càng gây hại cho da. Do đó, nên chọn sữa tắm có thành phần trung tính, kết hợp với việc thoa một lớp sữa dưỡng ẩm toàn thân sau khi tắm và lau khô để giúp da mịn màng và khỏe mạnh hơn.

- Không để nhiệt độ nước không được quá cao và tắm quá lâu: Nhiệt độ nước khi tắm tốt nhất nên để ở khoảng 40°C, và nên cố gắng kiểm soát thời gian tắm trong vòng từ 5 đến 10 phút. Điều này được lý giải rằng, để nước quá nóng sẽ dẫn đến chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và nước tác động cùng một lúc lên cơ thể khiến mạch máu co giãn liên tục, huyết áp thay đổi nhanh chóng, làm giảm quá trình lưu thông máu và dễ gây đột quỵ. 

Ngoài ra, tắm quá lâu sẽ khiến da bị kích ứng, trôi mất lớp dầu có tác dụng giữ ẩm trên da khiến da khô và sần sùi hơn.

3. Ngoáy mũi thường xuyên: "Thủ phạm" khiến lớp màng nhầy của đường hô hấp bị tổn thương

Thỉnh thoảng, khoang mũi lại bị khô hoặc có cảm giác lấn cấn vì bụi bặm, nhất là vào mùa đông khiến chúng ta vô thức đưa tay lên ngoáy mũi.

7 thói quen xấu ăn mòn cơ thể, “rước” trĩ và đột quỵ vào thân mà 70% dân văn phòng, giới trẻ đều mắc: Không chịu từ bỏ sớm, cái chết cận kề - Ảnh 4.

Ảnh: Internet

Thực tế, trong khoang mũi có một lớp màng nhầy bám dính và ngăn chặn vi khuẩn, chất độc hại từ bên ngoài xâm nhập vào đường hô hấp. Đây là hàng rào bảo vệ tự nhiên cho mũi. Tuy nhiên, thời tiết hanh khô làm hỏng môi trường của khoang mũi, nếu ngoáy mũi thường xuyên sẽ khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, khoang mũi nhạy cảm dễ bị chảy máu.

Bên cạnh đó, vi khuẩn từ ngón tay cũng có thể tiếp cận lớp màng nhầy, không chỉ gây hắt hơi mà còn khiến bộ phận này bị nhiễm vi khuẩn, gây viêm và đi thẳng vào đường máu để gây bệnh.

Để ngăn ngừa tình trạng này, thay vì ngoáy mũi, bạn có thể dùng tăm bông nhúng vào nước muối sinh lý thông thường, nhỏ vào mũi rồi lăn nhẹ từ từ để làm sạch.

4. Nghịch điện thoại trong toilet: Đau từ đầu đến chân

Ngày nay, điện thoại di động đã trở thành "người bạn" thân thiết nhất của mỗi người, đi vệ sinh cũng không thể rời xa. Thói quen "chìm đắm" trong điện thoại khi ngồi toilet khiến bạn phải ngồi xổm mất hai mươi ba phút, về lâu dài, vô vàn tác hại có thể âm thầm lan ra khắp cơ thể.

- Ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não

Dù ngồi xổm hay ngồi bệt, lâu ngày máu sẽ tập trung ở phần dưới cơ thể, máu không được lưu thông đều đến các bộ phận khác, dễ xảy ra tình trạng thiếu máu não bất chợt khi đột ngột đứng dậy. Đặc biệt, một số bệnh nhân tăng huyết áp và người cao tuổi có thể trạng tương đối yếu dễ bị ngất hay thậm chí là tai biến mạch máu não.

7 thói quen xấu ăn mòn cơ thể, “rước” trĩ và đột quỵ vào thân mà 70% dân văn phòng, giới trẻ đều mắc: Không chịu từ bỏ sớm, cái chết cận kề - Ảnh 5.

Ảnh: Internet

- Thay đổi độ cong cổ tử cung và thắt lưng

Khi đi vệ sinh, cơ thể sẽ vô thức nghiêng về phía trước, kết hợp với việc nhìn xuống điện thoại di động gây áp lực lên cột sống cổ tăng lên nhanh chóng. Theo thời gian, độ cong của cột sống cổ dễ bị thay đổi, thậm chí gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Đặc biệt là ngồi xổm, do cột sống thắt lưng không được nâng đỡ đầy đủ nên đĩa đệm phải chịu lực lớn hơn, rất dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Một mặt, dưới niêm mạc ống hậu môn của con người có một lớp đệm thực hiện chức năng co giãn đàn hồi, có thể đóng mở ống hậu môn và điều khiển việc đại tiện. Tuy nhiên, nếu áp lực ổ bụng tăng lên trong thời gian dài khi ngồi xổm trên toilet, khả năng co giãn đàn hồi của đệm hậu môn sẽ yếu đi, sa xuống dưới hình thành các búi trĩ .

Mặt khác, việc ngồi xổm trên bồn cầu quá lâu sẽ cản trở sự lưu thông máu trở lại từ các tĩnh mạch trực tràng, gây giãn nở làm tắc mạch máu, tĩnh mạch. Đây cũng làm một yếu tố góp phần cho việc hình thành bệnh trĩ .

- Táo bón

Đại tiện là một trong những hành động phản xạ của cơ, khi đại tràng sigma đẩy phân xuống trực tràng nhờ nhu động thì hệ thần kinh trung ương của cơ thể người sẽ tham gia vào hoạt động phản xạ này. Việc nghịch điện thoại sẽ gây cản trở não chỉ huy dây thần kinh dẫn truyền đại tiện, kéo dài thời gian đại tiện, lâu dần dễ gây đại tiện khó hoặc bệnh táo bón.

- Tăng nguy cơ đông máu tĩnh mạch chi dưới

Ngồi xổm hoặc ngồi yên trong thời gian dài dễ làm máu bị ứ đọng ở chi dưới, không chỉ gây sưng, tê chân mà còn làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch ở bộ phận này. Đặc biệt những người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới càng phải cảnh giác cao hơn trước tình trạng này và gây ra các bệnh nguy hiểm như thuyên tắc phổi.

Ngoài ra, vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella,… trong nhà vệ sinh cũng dễ bám vào điện thoại di động, qua tiếp xúc qua tay và lây bệnh tiêu chảy hay nhiễm trùng đường ruột… cho cơ thể.

Vì vậy, nên cố gắng không mang điện thoại di động vào nhà vệ sinh và kiểm soát thời gian đại tiện trong vòng 10 phút. Nếu mang theo "người bạn" này khi đi vệ sinh, hãy nhớ dùng bông tẩm cồn 75% để khử trùng điện thoại di động sau khi ra ngoài .

5. Cách mặc quần áo cũng có thể ảnh hưởng đến mạch máu

Khi thời tiết se lạnh, nhiều người có thói quen mặc quần áo bó chặt lấy cơ thể, số khác theo đuổi phong cách "thời trang phang thời tiết" thích để lộ chân hoặc cổ. Tuy nhiên, cả hai cách này đều không phù hợp cho sức khỏe sức khỏe.

- Cổ áo hoặc quàng khăn quá chật sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu lên não

Một số người mặc quần áo có cổ chật hoặc quấn khăn quàng kín cổ để giữ ấm, nhưng điều này dễ gây ra "hội chứng cổ áo" . Trên cổ chúng ta có một cơ quan thụ cảm xoang động mạch cảnh, nếu bị nén có thể gây giảm nhịp tim và không cung cấp đủ máu cho não thông qua phản xạ thần kinh. Điều này dẫn đến các triệu chứng như hồi hộp, chóng mặt và mắt thâm quầng, thị lực kém và thậm chí khiến mắt bị mờ.

- Để lộ cổ chân khiến cơ thể bị lạnh và làm tăng huyết áp

Đôi bàn chân là "trái tim thứ hai" của cơ thể con người, cổ chân là cửa ngõ quan trọng cho quá trình tuần hoàn máu của bàn chân. Đây cũng là bộ phận nhạy cảm, không thể thể chống lại thời tiết lạnh giá. Một khi cái lạnh xâm nhập vào cổ chân, mạch máu sẽ co lại, áp lực trong mạch máu tăng lên sẽ dẫn đến huyết áp tăng. Nếu bạn bị cao huyết áp, bệnh tim mạch vành,… nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn cũng có thể xảy ra.

Ngoài ra, còn có các mô quan trọng như mạch bạch huyết và dây thần kinh phân bố ở mắt cá cũng rất mỏng manh. Trong trường hợp đang bị viêm khớp hay đau bụng kinh…, cổ chân tiếp xúc với khí lạnh cũng có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

6. Bắt chéo chân: Hại hơn cả việc ngồi trong thời gian dài

7 thói quen xấu ăn mòn cơ thể, “rước” trĩ và đột quỵ vào thân mà 70% dân văn phòng, giới trẻ đều mắc: Không chịu từ bỏ sớm, cái chết cận kề - Ảnh 6.

Ảnh: Internet


Người ta nói rằng ngồi lâu sẽ gây hại đến cơ thể như làm tổn thương não, phổi, ruột, mạch máu, cột sống thắt lưng... Nhưng nếu ngồi ở tư thế bắt chéo chân trong thời gian dài sẽ càng có hại, đặc biệt là đối với cột sống.

Bắt chéo chân gây áp lực phân bố không đều lên cột sống thắt lưng. Ví dụ nếu dồn chân phải lên chân trái thì khung xương chậu bên phải sẽ bị nâng lên, trọng tâm sẽ bị tập trung ở bên trái, và cột sống sẽ bị cong sang bên phải. Lâu dần dễ gây đau lưng , biến dạng cột sống, cong vẹo lưng sang một bên.

Đồng thời, khi bắt chéo chân, các khớp cổ chân và cổ chân bị nén lại, tĩnh mạch bị tắc nghẽn, tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn.

Do đó, khi ngồi, cách tốt nhất là nên để cả hai chân trên mặt đất, giữ lưng thẳng và đặt một tấm đệm đằng sau thắt lưng để tạo cảm giác thoải mái và bảo vệ cột sống.

7. Hậu quả khôn lường của hành động vặn, bẻ cổ

Ngồi lâu trước máy tính hay khi tập trung duy trì một tư thế trong thời gian dài, cột sống cổ sẽ bị khó chịu, lúc này nhiều người có thói quen vặn vẹo, bẻ cổ như một cách để đỡ mỏi và thoải mái hơn. Tuy nhiên, ít ai ngờ hành động vô thức này lại có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

- Gây tổn thương cột sống cổ

Vặn cổ có thể làm giãn các dây chằng đang trong tình trạng bị căng và giải phóng áp lực lên các khớp cổ. Tuy nhiên, khi vặn cổ trong thời gian dài, các dây chằng thường bị co kéo, độ dẻo dai sẽ giảm đi, giống như lò xo giảm độ đàn hồi dễ gây viêm nhiễm.

7 thói quen xấu ăn mòn cơ thể, “rước” trĩ và đột quỵ vào thân mà 70% dân văn phòng, giới trẻ đều mắc: Không chịu từ bỏ sớm, cái chết cận kề - Ảnh 7.

Ảnh: Internet

Nếu vặn cổ quá mạnh rất dễ dẫn đến trật khớp cổ, tràn dịch khớp, thậm chí có thể gây bại liệt cơ thể. Ngoài ra, hành động này diễn ra nhiều lần sẽ làm các mô sụn bị mòn đi, gai xương chạm vào mô gây đau nhức vùng cổ và để lại các biến chứng khi về già.

- Tăng nguy cơ đột quỵ

Khi vặn cổ, mạch máu cũng sẽ bị xoắn lại, giống như việc xoắn nhiều chiếc khăn cùng một lúc, dễ khiến cơ bị bung ra, phồng lên, thậm chí bị vỡ mạch máu. Trường hợp này sẽ làm tắc nghẽn dòng máu hoặc xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ.

Nếu bị mỏi cổ, bạn có thể xoay cổ nhẹ nhàng để giúp giãn cơ cổ thay vì những cử động quá mạnh như vậy.

Bên cạnh 7 thói quen kể trên, những hành động khác như thường xuyên ngoáy tai, đeo tai nghe khi ngủ, cúi người nhấc vật nặng, đeo cặp vai… cũng cần hạn chế vì dễ gây tổn hại đến sức khỏe cho cơ thể.

(Theo Toutiao)

https://cafef.vn/7-thoi-quen-xau-an-mon-co-the-ruoc-tri-va-dot-quy-vao-than-ma-70-dan-van-phong-gioi-tre-deu-mac-khong-chiu-tu-bo-som-cai-chet-can-ke-20220128020002535.chn

Ánh Lê

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên