8 loại rau củ quả nhất định phải nấu chín, chớ dại nghĩ ăn sống cho "giàu vitamin" mà rước bệnh vào người
Nhiều người thích ăn rau sống vì nghĩ rau có thể giảm cân, tránh mất chất dinh dưỡng nhưng không phải loại rau nào cũng có thể ăn sống được. Nếu ăn một số loại rau mà không được nấu chín sẽ dễ gây khó chịu cho đường tiêu hóa và cũng có thể dẫn đến ngộ độc.
Rau củ quả luôn là thực phẩm được khuyến khích ưu tiên dùng bởi những lợi ích to lớn mà chúng mang lại. Thế nhưng việc chế biến rau củ quả luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi nếu không thực hiện đúng cách lượng dinh dưỡng trong rau củ có thể dễ mất đi.
Chính vì thế, thay vì chế biến nhiều người đã lựa chọn giải pháp ăn sống, nhưng điều đó vô tình gây hại cho sức khỏe, vì không phải loại nào cũng phù hợp để ăn sống.
Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng của Mỹ đã tiết lộ, nấu chín một số loại rau nhất định giúp cơ thể bạn dễ dàng sử dụng nhiều chất dinh dưỡng hơn, chưa kể, chúng có thể ngon hơn và dễ tiêu hóa hơn một chút.
Dưới đây là những loại rau củ bạn nên nấu chín để ăn được nhiều dinh dưỡng nhất, loại bỏ độc tố:
1. Cà tím
Không biết cách ăn hoặc ăn cà tím sống sẽ dễ gây ra ngộ độc. Ảnh: Internet
Cà tím có chứa solanine một chất làm giảm hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Không những vậy, lượng solanine trong cà tím già chưa chín tương đối cao, rất dễ ngộ độc. Do đó, nhất định phải nấu chín kỹ cà tím để đảm bảo an toàn.
2. Các loại đậu
Đậu nành, đậu tây đỏ, đậu đen và các loại đậu khác có hàm lượng hemagglutinin cao. Ăn sống những loại đậu này có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy trong thời gian ngắn. Ngoài ra, nếu ăn một lượng lớn sẽ dễ gây ra bệnh thiếu máu huyết tán.
3. Sắn
Sắn có chứa chất glycoside cyanogenic. Khi ăn sống có thể gây ngộ độc cyanide dẫn đến hẹp cổ họng, buồn nôn và nôn, đau đầu. Ăn 150-300g sắn sống có thể gây ngộ độc và thậm chí tử vong. Do đó, hãy nhớ nấu chín kỹ trước khi ăn.
Sắn nấu không kỹ sẽ chứa độc tính hơn cả thạch tín. Ảnh: Internet
4. Măng
Trong măng chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên, độc chất trong măng sẽ bay hơi dễ dàng khi được nấu sôi. Để loại bỏ những độc tố có trong măng, sau khi xắt lát mỏng nên đem luộc qua với nước sôi trong khoảng 10 phút.
5. Khoai tây
Khoai tây là loại thực phẩm phổ biến với người Việt, nhưng trong củ khoai tây mọc mầm màu xanh có chứa thành phần độc hại là solaninemang vị đắng. Chất này khi ăn vào cơ thể sẽ gây ngộ độc nhanh chóng với các biểu hiện như cứng lưỡi, thanh quản tê liệt, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nóng rát dạ dày và các triệu chứng khác. Nếu bạn gọt bỏ mầm mọc trên củ khoai, chất độc vẫn còn lưu lại trong phần còn lại, có thể sẽ gây ngộ độc ở một mức nhẹ hơn, giống như cảm giác trúng gió.
Để ngăn ngừa ngộ độc khoai tây, có thể bảo quản khoai tây ở nơi khô ráo và thoáng mát để tránh nảy mầm. Khi ăn, nếu bạn thấy rằng phần nảy mầm hoặc thịt có màu đen và xanh, tốt nhất không nên ăn. Chỉ nên dùng khoai tây nấu chín hoàn toàn và không bao giờ ăn sống.
6. Mộc nhĩ tươi
Lười tới mấy cũng phải nấu chín kỹ 8 loại rau củ này nếu không sẽ ăn phải độc tố. Ảnh: Internet
Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin - chất nhạy cảm ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể tiếp xúc với ánh sáng thì sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da.
Vì vậy, chỉ ăn mộc nhĩ khi đã nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
7. Các loại rau họ cải
Các loại rau họ cải như bắp cải, súp lơ, cải thảo… có chứa nhiều chất chống oxy hóa và cũng là nguồn chất xơ phong phú.Tuy nhiên loại rau này khi ăn sống dễ gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc khó tiêu, làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày dẫn đến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, những loại rau này cũng chứa một hàm lượng nhỏ goitrin có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại làm cản trở khả năng hấp thụ iot gây ra bệnh bướu cổ. Do đó nên nấu chín trước khi ăn để loại bỏ chất có hại cho cơ thể.Vì vậy, các loại rau họ cải cần được nấu chín để loại bỏ các chất có hại.
8. Nấm
Một số tài liệu chỉ ra rằng nấm có chứa adenosine, và ăn nhiều hơn 70g nấm sống có thể khiến chức năng tiểu cầu bất thường.
Riêng với nấm kim châm, Hội đồng Nông nghiệp Trung Quốc khẳng định rằng nó có thể ăn sống được nhưng do nấm có thể bị nhiễm bụi trong môi trường trồng và hái, nên tốt nhất bạn vẫn nên nấu chín nó trước khi ăn để đảm bảo an toàn thực phẩm.
3 loại người không nên ăn rau sống mà hãy nấu chín để giải độc
Mặc dù thực phẩm tươi sống có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nhưng những loại thực phẩm này không trải qua quá trình làm nóng, nấu chín và tiệt trùng, điều này có tác động lớn hơn đến những nhóm người có hệ miễn dịch kém hơn. Vì vậy, đối với người già, phụ nữ có thai, người đang điều trị bệnh không nên ăn rau sống.
Theo Epochtimes