80 tuổi, sống một mình 17 năm, tôi vẫn khỏe mạnh, hạnh phúc mỗi ngày vì làm đúng 4 điều này
Dù các con bận rộn và sống một mình trong một thời gian dài nhưng người đàn ông Trung Quốc này vẫn có thể vui sống, tận hưởng từng ngày.
- 16-02-2024Chủ quan với 1 dấu hiệu suốt 6 tháng, khi đi khám cô gái bất ngờ phát hiện mắc ung thư dạ dày ở tuổi 36
- 16-02-2024Tâm sự của cựu nhân viên phục vụ giới siêu giàu tại Dubai: Từng bị khách ném xấp tiền vào mặt, sợ đến bật khóc
- 16-02-2024Loạt ảnh trước - nay cho thấy chỉ trong vài năm qua thế giới đã thay đổi “trong một cái chớp mắt” như thế nào
Bài viết của tác giả Quảng Nguyên trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)
Cuộc sống lý tưởng nhiều người cao tuổi mong muốn vẫn luôn là ở bên bạn đời và được các con chăm sóc. Thế nhưng trên thực tế, việc sống một mình ở độ tuổi “gần đất xa trời” cũng không quá tệ. 17 năm trước, vợ qua đời, các con đều có gia đình riêng nên tôi quyết định tiếp tục sống tại căn nhà cũ, chẳng dựa dẫm vào ai.
Khi đó không ít bạn bè cảm thấy tôi sống như vậy quá cô đơn, lủi thủi. Tuy nhiên, chỉ qua vài năm, họ lại chuyển sang ghen tỵ với tôi, nhất là khi tôi duy trì được sức khỏe và cả niềm vui mỗi ngày. Đến nay khi đã bước sang tuổi 80, tôi nhận ra cuộc sống hài lòng hiện tại là nhờ tôi đã làm đúng 4 việc sau:
Không thiên vị
Nhiều gia đình thường coi trọng con trai hơn con gái vì nghĩ rằng con trai sau này sẽ là người chăm sóc bố mẹ còn con gái phải lấy chồng, không giúp ích được gì nhiều. Từ trải nghiệm thực tế, tôi nhận ra tốt nhất là đối xử với các con công bằng như nhau, vì đời không thể nói trước được điều gì và chắc chắn sự thiên vị sẽ ảnh hưởng đến tính cách của các con cũng như cách chúng trưởng thành.
Như trường hợp của tôi, khi về già con gái lại là người tình cảm hơn, sẵn sàng chăm sóc mỗi khi tôi đau ốm. Những ngày nghỉ lễ, gia đình con gái cũng thường xuyên ghé qua dọn dẹp nhà cửa, nấu những bữa ăn ngon cho tôi. Vì vậy dù các con trai bận rộn, chỉ về nhà mỗi năm một lần vào dịp Tết thì tôi vẫn không cảm thấy cô đơn.
Đầu tư cho các cháu
Một số người bạn của tôi thường “giả nghèo” với con cái để tránh các con vay tiền, nhờ vả nhiều. Về khía cạnh tài chính, tôi luôn rõ ràng về việc để các con tự lập và chỉ hỗ trợ, giúp các cháu có điều kiện học tập, sinh hoạt tốt hơn. Đôi lúc tôi còn mua sách, đồ chơi hoặc cho chúng thêm tiền tiêu vặt.
Nhờ vậy mà các cháu cảm nhận được tình cảm của ông, dịp lễ Tết bố mẹ bận không về thăm tôi thì chúng gọi điện hỏi thăm, khi trưởng thành cũng tự giác về quê mà chẳng còn bố mẹ chúng hối thúc.
Ý thức được việc chăm sóc sức khỏe
Tập thể dục và vận động mỗi ngày không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn giúp tôi không buồn chán, thêm năng lượng mỗi ngày gặp gỡ giao lưu thêm nhiều bạn bè mới. Quá nhàn rỗi ở tuổi già sẽ khiến bản thân suy nghĩ nhiều, dành nhiều thời gian để ngồi lướt điện thoại, xem tivi giải trí.
Hàng xóm họ Trần cạnh nhà tôi thường dành hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày để xem phim, đọc báo khi mới nghỉ hưu vì cho rằng giờ là lúc nghỉ “bù” cho những năm tháng làm việc vất vả. Hậu quả là không bao lâu sau ông Trần bị thoái hóa đốt sống lưng, khiến việc đi lại trở nên khó khăn, vô cùng chật vật. Vậy nên người cao tuổi cần biết kết hợp giữa việc nghỉ ngơi và vận động để có thể lực tốt nhất, ít bệnh tật, ốm đau.
Không để bản thân “tụt hậu”
Thực tế là người cao tuổi không có năng lực tiếp thu kiến thức nhanh như khi còn trẻ. Nhưng tôi vẫn cố gắng giữ tinh thần ham học hỏi, mỗi ngày đều cập nhật tin tức, học cách sử dụng điện thoại và các thiết bị thông minh có ích cho cuộc sống của bản thân.
Điều này khiến gia đình tôi không cảm nhận khoảng cách quá lớn giữa các thế hệ, tôi có thể trò chuyện với con cháu về những xu hướng mới hay sự kiện nóng đang diễn ra. Đồng thời cũng làm đầu óc của tôi không bị “trì trệ” và mỗi ngày trở nên thú vị hơn.
Phụ nữ số