ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất tại Đông Nam Á trong Covid-19, dự kiến lên 6,8% năm 2021
Theo báo cáo Asian Development Outlook 2020 của ADB được công bố gần đây tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ giảm mạnh xuống mức 4,8% vào năm 2020 nhưng có thể tăng trở lại mức 6,8% vào năm 2021 với điều kiện là Việt Nam có thể kiểm soát được dịch bệnh.
- 24-04-2020Lương kỹ sư IT có kinh nghiệm bằng "sếp" ở ngành khác
- 24-04-2020Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia số ổn định, thịnh vượng vào năm 2025
- 24-04-2020Tạm dừng giãn cách xã hội nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, Việt Nam tiếp tục được báo Anh ca ngợi là điển hình thành công của thế giới
- 24-04-2020Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong: Hậu Covid-19, Việt Nam sẽ thực sự "lột xác" nếu biết tận dụng lợi thế
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết kinh tế Việt Nam đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2019 do nhu cầu trong nước cao, ngành sản xuất chế tạo và ngành công nghiệp gia công phát triển mạnh và mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao.
Sự bùng phát lần thứ 2 của Covid-19 vào tháng 3 đã mở ra một giai đoạn mới trong cuộc chiến chống lại đại dịch này. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam. Do đó, GDP của Việt Nam đã giảm xuống mức 3,82% trong quý I 2020 so với mức 6,8% trong cùng kỳ năm 2019 theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO).
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19, Việt Nam được dự báo là một trong những nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nhất ở Đông Nam Á. Theo báo cáo Asian Development Outlook 2020 của ADB được công bố vào ngày 3/4/2020, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ giảm mạnh xuống mức 4,8% vào năm 2020 nhưng có thể tăng trở lại mức 6,8% vào năm 2021 với điều kiện là Việt Nam có thể kiểm soát được dịch bệnh.
Phương án của Chính phủ để hỗ trợ các hoạt động sản xuất, kinh doanh
Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại dịch đã tác động mạnh đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Gần 85% các doanh nghiệp tin rằng Covid-19 đã tạo ra khó khăn trong thị trường của họ, trong khi gần 60% các doanh nghiệp thiếu vốn và mức lưu chuyển dòng tiền giảm.
Chỉ trong 3 tháng đầu năm, gần 35.000 doanh nghiệp đã phá sản. Đây là lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, số lượng công ty đóng cửa cao hơn số lượng công ty đăng ký mới.
Vào đầu tháng 3, để chống khủng hoảng kinh tế, Chính phủ đã tung ra gói hỗ trợ tín dụng trị giá 10,8 tỷ USD (chiếm khoảng 0,4% GDP) trong đó bao gồm các chính sách cơ cấu lại các điều khoản cho vay, giảm lãi suất và phí. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã cung cấp hai gói hỗ trợ trị giá 1,3 tỷ USD, gói hỗ trợ bao gồm giảm thuế, phí cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng và gia hạn thời gian nộp thuế. Hiện tại, Việt Nam vẫn có ý định gia tăng thêm các gói hỗ trợ này.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã hạ một loạt lãi suất điều hành từ 0,5% - 1%. Ngân hàng cũng đã giảm mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Việt Nam đồng (VND) áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm lãi suất tối đa cho các khoản vay ngắn hạn bằng Việt Nam đồng đối với một số lĩnh vực, ngành nghề kinh tế theo quy định.
Nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trở lại sau Covid-19
Theo báo cáo của ADB, cấu trúc cơ bản của nền kinh tế Việt Nam sẽ được giữ nguyên nếu dịch bệnh được kiểm soát trong nửa năm đầu 2020. Nếu kịch bản này đúng thì nền kinh tế sẽ phục hồi trở lại với tốc độ tăng trưởng mức 6,8% vào năm 2021 và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong một thời gian dài.
Eric Sidgwick, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam chia sẻ mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam đang giảm dần và vẫn còn nhiều nguy cơ từ đại dịch Covid-19 có thể trở lại. Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở Đông Nam Á.
Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là tầng lớp trung lưu mới nổi và số các doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh hộ gia đình tăng lên.
Do đó, môi trường kinh doanh trong nước dự kiến sẽ được phục hồi nhanh chóng. Chi tiêu của Chính phủ được thực hiện như là một biện pháp đối phó do ảnh hưởng từ sự lây lan của dịch bệnh đã tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2020 và có thể tiếp tục như vậy. Dự đoán rằng số lượng lớn các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia sẽ giúp mở rộng thị trường và đồng thời giúp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.
Vietnam Briefing
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19