MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ai làm được 10 điều này trước tuổi 30 là đã dự trữ được "kho báu đời người", trải qua đại dịch cũng không dễ gì lung lay

24-04-2020 - 19:54 PM | Sống

Những người tự mài giũa bản thân từ khi 20 tuổi, khi 30 tuổi sẽ có đủ bản lĩnh đối phó với mọi biến cố từ bên ngoài. Họ giống như sư tử, dù ở phương trời nào cũng trở thành chúa sơn lâm.

Đại dịch rồi sẽ qua đi, nhưng những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế xã hội nói chung sẽ còn lâu nữa mới hồi phục. Nhiều người mất việc, loay hoay với cuộc sống nhiều khó khăn... Trong chúng ta, không ai thích việc bỗng nhiên thất nghiệp, nhưng cũng chẳng ai dám đảm bảo việc mình sẽ giữ vững được vị trí công việc mãi mãi.

Rất nhiều người luôn muốn tìm kiếm và theo đuổi một công việc ổn định, có mllkk,ột mức thu nhập đều đặn. Bởi lẽ, sự ổn định thường đem đến cho người ta cảm giác an toàn, nhàn hạ. Thế những, trong thời đại ngày nay, công việc duy nhất từ đầu cho tới lúc nghỉ hưu là một điều gần như bất khả thi.

Thay vì đi tìm sự ổn định ở từ bên ngoài, chìa khóa cho sự ổn định thực sự đến từ chính năng lực của bản thân. Bí quyết là nâng cao năng lực cá nhân, bồi đắp bản lĩnh để đối phó với những điều mang tính không ổn định.

Đa số tất cả cuộc sống của chúng ta khi bước vào độ tuổi 30 sẽ gặp rất nhiều thay đổi quan trọng về sự nghiệp. Có những người bắt đầu chạm ngưỡng 30 tuổi đã gặp phải rất nhiều khủng hoảng, khó khăn về sự nghiệp. Nhưng cũng có những người khi bước vào tuổi 30 rất nhẹ nhàng vì thời trẻ họ đã có sự chuẩn bị rất tốt cho tương lai. Để chuẩn bị tốt nhất cho bước ngoặt tuổi 30, hãy ghi nhớ 10 điều quan trọng này:

Đừng chi tiêu nhiều tiền để học đại học nhưng không học chuyên môn

Hiện nay, có nhiều bạn trẻ thường có xu hướng thi vào nhưng trường đại học nổi tiếng, danh giá và theo học những ngành hot. Có người thì do sự sắp đặt, mong muốn của bố mẹ, có người thì chạy theo đám đông. Chính vì vậy, thường xảy ra tâm lý không yêu thích hoặc phát hiện không đủ khả năng theo học nhiều người chán ngành nghề, không chú trọng học chuyên môn.

Việc học không chú trọng chuyên môn sẽ gây ra lãng phí thời gian, số tiền lớn khi học các trường dành tiếng và có thể còn mang thêm một món nợ khi ra trường. Và sau khi tốt nghiệp đại học bạn không đủ khả năng làm việc trong ngành đã học vì vậy bạn sẽ phải mất một thời gian dài để tự học cách làm việc mới có thể ổn định kiếm tiền. Điều đó khiến cuộc sống của bạn càng áp lực. Tốt hơn hết, khi chọn ngành học đại học cần xác định ngành phù hợp với khả năng, nguyện vọng.

Ai làm được 10 điều này trước tuổi 30 là đã dự trữ được kho báu đời người, trải qua đại dịch cũng không dễ gì lung lay  - Ảnh 1.

Tránh nợ thẻ tín dụng

Nợ thẻ khi là sinh viên không phải là tình trạng hiếm xảy ra hiện nay. Nhiều bạn trẻ không thể kiểm soát thói quen chi tiêu và sống tiết kiệm vì thế đã có các khoản nợ từ khi còn là sinh viên. Mặc dù thẻ tín dụng rất tiện lợi, tuy nhiên nhiều người đã phải khốn đốn bởi các món nợ khi chưa có thu nhập ổn định. Việc sử dụng thẻ tín dụng hợp lý, cẩn thận chính là chìa khóa để quản lý tài chính trước khi không có khả năng kiếm tiền hoặc nền tảng kinh tế ổn định.

Học cách sống tiết kiệm

Nhiều người cho rằng khi ra tường đi làm, cuộc sống của họ đã tự do và bắt đầu sống buông thả hơn. Họ không có khái niệm quản lý tài chính, không tính đến việc tiết kiệm. Đó thực sự là suy nghĩ sai lầm, bởi mới bắt đầu đi làm bạn sẽ chưa va chạm với những khó khăn ngay. Nhưng sau một thời gian, nhu cầu cuộc sống, các khoản chi tiêu thay đổi, bạn cần lo cho gia đình hay xảy ra những biến cố..., những kho khăn bắt đầu xuất hiên.

Phương pháp tốt nhất chính là suy trì cuộc sống tiết kiệm, đơn gian, chi tiêu phù hợp với nhu cầu cần thiết và khả năng thu nhập của bạn.

Hiểu tầm quan trọng của kế hoạch nghỉ hưu

Ở ngưỡng tuổi 22, 23 để tính về kế hoạch nghỉ hưu có lẽ với nhiều người nó thực sự là quá sớm. Nhưng đó là việc cần thiết bạn cần phải làm, là bước chuẩn bị cần thiết cho tương lai. Mặc dù chính phủ có các quy định phải trả bảo hiểm lao động hoặc các gói hỗ trợ khác nhưng khi về hưu, chúng ta không thể có được số tiền này một cách dễ dàng hoặc có thể sẽ bị giảm vì nhiều lý do khác...Vì vậy, lập kế hoạch tài chính cá nhân cho tuổi già của bạn là một giải pháp cần thiết.

Có thêm nhiều nguồn thu nhập, phát triển nghề tay trái

Hiện nay, kinh tế xã hội phát triển nên mức sống của chúng ta cũng ngày một cao hơn, kéo theo đó là nhu cầu chi tiêu cũng tăng. Nếu chỉ trông chờ tiền lương của một công việc chính sẽ khiến việc chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày sẽ rất áp lực, gò bó. Không những thế bạn không thể tiết kiệm.

Khi rơi vào những tình huống bị động bất ngờ xảy ra bạn chỉ có thể bất lực. Vì thế chuẩn bị những công việc tay trái như kinh doanh online, kinh doanh nhỏ,... sẽ giúp bạn có thêm nguồn thu nhập, cuộc sống sẽ bớt thụ động và là công việc phòng bị chắn chắn khi bạn nhảy việc hay tạm thời thất nghiệp.

Mạnh dạn đảm nhận trách nhiệm cao cả

Khi làm việc, trước một dự án lớn nằm trong khả năng và sự cố gắng của bạn. Hãy dũng cảm đứng dậy, đối đầu với áp lực và nhận lấy cơ hội làm việc, cơ hội chứng minh sức mạnh của bản thân. Đây cũng chính là cơ hội giúp bạn học hỏi kinh nghiệm làm việc lớn. Nhà lãnh đạo sẽ nhìn nhận khả năng, cho bạn cơ hội phát triển và việc tăng lương trong tương lai là điều chắc chắn xảy ra.

Biết làm chủ thế mạnh của mình và cần có kĩ năng đàm phán

Ai làm được 10 điều này trước tuổi 30 là đã dự trữ được kho báu đời người, trải qua đại dịch cũng không dễ gì lung lay  - Ảnh 2.

Khi bạn ở độ tuổi 20, bạn có thể sẽ kiếm ít tiền nhưng bạn sẽ không kiếm được một số tiền nhỏ như vậy mãi. Bạn cần đầu tư vào phát triển điểm mạnh của bản thân, trau dồi thêm kinh nghiệm và kiến thức của nhiều lĩnh vực. Khi nắm trong tay thế mạnh của bạn thân, và cũng từ nền tảng kiến thức đó bạn sẽ có cơ sở để đàm phán để khai thác được đúng giá trị của bản thân và đấu tranh cho phúc lợi của chính mình.

Đừng ngại nhảy việc

Trước tuổi 30, nhảy việc là điều không thể tránh khỏi. Nhiều bạn trẻ thường ngại nhảy việc vì sợ thất nghiệp, sợ phải thay đổi môi trường... Nhưng tất cả những lý do đó đều không hề đúng. Còn trẻ bạn hoàn toàn có quyền nhảy việc khi có nhu cầu thay đổi môi trường làm việc, tăng lương, tìm mỗi trường hoặc công việc thích hợp, học hỏi để tự mở khởi nghiệp...

Tuy nhiên, nếu bạn nhảy việc nhiều thì điều đó có thể trở thành trở ngại cho sự nghiệp tương lai của bạn. Các công ty sẽ ngại tuyển dụng những nhân viên ít cam kết gắn bó với tập thể, bạn sẽ khó tìm được công việc ưng ý và dễ trở nên mất phương hướng. Vì vậy hãy cân nhắc kĩ khi nhảy việc để tìm được công việc phù hợp thay vì cố gắng tồn tại một nơi bạn không hề yêu thích.

Biết cách từ chối

Đối với những người ở độ tuổi 20, điều khó khăn nhất là học cách “từ chối”. Họ thường khó có thể từ chối lời rủ rê của bạn bè, lời đẩy việc và nhờ vặt của đồng nghiệp... Chính vì không thể từ chối đã khiến bạn dễ gặp phải những khó khăn về tài chính, mâu thuẫn xã hội và công việc bạn làm hộ người khác đến ngập đầu. Hãy “học” cách “từ chối” để chủ động bảo vệ bản thân sự phức tạp của xã hội.

Lập ra những mục tiêu ngắn hạn cho bản thân

Như Lão Tử đã từng nói "Cuộc hành trình vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân". Bạn có thể bước bước đầu tiên trên cuộc hành trình giành chiến thắng của mình bằng cách đặt ra những mục tiêu cá nhân thực tế.

Bạn có thể đặt ra những mục tiêu rất lớn cho cuộc đời mình, nhưng làm thế nào để đạt được nó thì chưa nghĩ tới. Thay vì ngày ngày suy nghĩ về mục tiêu xa đó, hãy chia nhỏ thành những mục tiêu nhỏ, ngắn hạn và nỗ lực để hoàn thành những mục tiêu nhỏ. Việc đó dễ dàng hơn nhiều và giúp bạn bước từng bước tới gần với mục tiêu của cuộc đời.

Theo Aboluowang


Lưu Ly

Trở lên trên