Âm thầm quan sát người có tiền hàng chục năm, tôi phát hiện: Càng giàu có, họ càng sợ hãi điều gì?
Thường xuyên tiếp xúc và làm việc với những người có tiền, người ta phát hiện ra, giới giàu có thường sở hữu những "căn bệnh chung".
- 11-05-2023Vụ tòa nhà rạn nứt vì tự ý đập tường chịu lực: Bên trong vẫn có người bám trụ, mắc ung thư không đủ tiền chữa trị
- 09-05-2023Thuê nhà nhưng dại dột đập tường chịu lực để mở không gian, ai ngờ khiến 200 nhà sơ tán trong đêm, tiền đền bù có thể lên tới 200 tỷ đồng
- 02-05-2023Nhà tuyển dụng: 'Vì sao nhiều người không thích đi họp lớp?' - Ứng viên phân tích ra 4 nguyên do, được nhận vào làm ngay
Tác giả là người làm việc tại Lide Technology, có trụ sở chính tại Thượng Hải, Trung Quốc. Đây là một công ty quản lý tài sản toàn diện, chủ yếu tham gia vào việc bán các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư công nghiệp, quỹ đầu tư M&A và quỹ chào bán ra công chúng.
Nhờ vậy, anh có nhiều cơ hội để tiếp xúc với những người giàu có thường xuyên.
Quá trình này khiến tác giả nhận ra, người giàu ở đâu cũng có những "căn bệnh chung". Cho dù tài sản ngày càng nhiều, họ cũng không thể thoát được 3 nỗi sợ hãi sau đây.
1. Sợ những ngày đẹp nhất sẽ qua đi mãi mãi
Từ góc độ phân bổ độ tuổi, những cá nhân có giá trị ròng cao của Trung Quốc hiện đang tập trung ở nhóm tuổi 40-60.
Hầu hết thế hệ tạo ra phần lớn của cải ở Trung Quốc sinh vào những năm 1950 và 1960, bắt đầu kinh doanh vào những năm 1980. Họ xây dựng nên một đế chế giàu có đáng kinh ngạc sau 20 đến 30 năm làm việc chăm chỉ.
Dữ liệu cho thấy lợi nhuận từ việc khởi nghiệp là nguồn tài sản chính của họ, chiếm khoảng 50%. Lợi nhuận đầu tư, tiền lương và tích lũy phúc lợi mỗi người 20%. Một phần nhỏ đến từ việc thừa kế tài sản.
Thế hệ này đã trải qua những thay đổi độc đáo của thời đại, nắm bắt cơ hội cải cách và mở cửa. Tuy nhiên, khi thời đại thay đổi, họ cũng đối mặt với nỗi lo: Nên đánh liều chuyển hướng, bắt đầu lại mọi thứ hay đứng yên, giữ lấy những giá trị hiện tại?
Từ những năm 1980 về sau, cả thế giới đã trải qua những thăng trầm thay đổi. Từ góc độ thay đổi công nghiệp, chúng ta đang chuyển từ mô hình định hướng xuất khẩu sang mô hình kích thích nhu cầu trong nước. Chế độ tư duy ban đầu và hình thức công nghiệp ban đầu phải tuân theo xu thế này để nhanh chóng thay đổi. Điều này càng khiến cho người giàu lo lắng, không biết tháng ngày tươi đẹp có kéo dài lâu hay không.
2. Ai sẽ là người thừa kế xứng đáng cho khối tài sản khổng lồ?
Mặc dù thế hệ thứ hai giàu có vừa sinh ra đã "ngậm thìa vàng", nhưng không phải lúc nào, họ cũng đủ năng lực để chèo chống cơ ngơi khổng lồ của cha ông để lại.
Một số gia đình ý thức rõ điều này nên có kế hoạch đào tạo con cái nghiêm ngặt, tạo cơ hội để tiếp xúc với công việc kinh doanh từ sớm. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này cũng chưa chắc có thể biến họ thành những F2 thành công.
Thông thường, khoảng cách thế hệ cũng là rào cản trong quá trình này. Khoảng thời gian 30 năm qua, thời đại đã thay đổi mạnh mẽ. Điều này khiến môi trường kinh nghiệm sống và sở thích cá nhân của mỗi một thế hệ đều hoàn toàn khác biệt. Từ đó, quan điểm và đường lối tư duy cũng khó có thể hoàn toàn tương đồng.
Khảo sát cho thấy, mặc dù phần lớn chủ doanh nghiệp vẫn hy vọng con cái mình sẽ là người kế thừa công việc kinh doanh. Nhưng mức độ sẵn sàng tiếp quản của thế hệ giàu thứ hai là không cao.
Do đó, người càng có nhiều của cải lại càng lo lắng cho "an nguy" của khối tài sản trong tay mình. Họ rất sợ thế hệ trẻ "phá hoại" toàn bộ thành quả, công sức mà mình vất vả cả đời mới làm ra.
3. Sắp xếp tài sản thế nào?
Năm 2015, Hiệp hội Nghiên cứu Kinh tế Tư nhân Trung Quốc từng công bố "Báo cáo về sự thừa kế của các doanh nghiệp gia đình Trung Quốc". Tại thời điểm đó, trong số 839 công ty do gia đình kiểm soát được khảo sát, chỉ có 92 công ty về cơ bản đã hoàn thành việc thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp. Trong khi đó, 89% công ty vẫn nằm dưới sự kiểm soát quản lý của những người sáng lập thế hệ thứ nhất .
Nếu 2 nỗi sợ trước lần lượt là tạo ra và chuyển giao của cải, thì vấn đề hóc búa thứ 3 mà người giàu phải đối mặt hiện nay là bảo tồn tài sản.
Dân gian có câu: "Không ai giàu 3 họ". Điều này có nghĩa là không dễ để giữ được sự giàu có trường tồn qua nhiều thế hệ.
Thừa kế tài sản là một quy trình có hệ thống phức tạp liên quan đến các thỏa thuận pháp lý, thuế và quan hệ gia đình đầy phức tạp.
Theo khảo sát, các phương pháp bảo toàn tài sản của giới nhà giàu chủ yếu bao gồm: phân bổ tài sản, di chúc, bảo hiểm, thỏa thuận hôn nhân, nắm giữ danh nghĩa và ủy thác gia đình.
Trong tất cả các cách tiếp cận này, phân bổ tài sản rõ ràng là quan trọng nhất.
Báo cáo của cải toàn cầu do Viện nghiên cứu Credit Suisse từng công bố các loại hình đầu tư chính của người giàu. Chúng bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu và quỹ, vốn cổ phần tư nhân, đầu tư bất động sản, các sản phẩm có thu nhập cố định khác.
Nhìn từ góc độ danh mục đầu tư đa dạng, người giàu rất chú ý đến sự kết hợp giữa rủi ro cao, trung bình và thấp của các loại hình đầu tư. Nhưng nhìn chung, có rủi ro mới có cơ hội "thắng lớn". Hiếm ai có thể làm giàu khi luôn đặt mình trong sự an toàn.
Tuy nhiên, khi bước vào thời đại ngày nay, thế giới thay đổi liên tục trong từng giây từng phút. Không khó hiểu tại sao thị trường liên tục đảo chiều.
Vậy làm thế nào để tiếp tục thu về các khoản lợi nhuận ổn định và đáng tin cậy trong thị trường vốn không chắc chắn? Đây là nỗi lo thường trực của người giàu, khiến họ không thể ngơi nghỉ.
*Nguồn: Sohu
Nhịp sống thị trường