Bà mẹ ở Hà Nội phân tích đề thi tiếng Anh vào lớp 6 trường CLC cùng tài liệu ôn chi tiết: Biết càng sớm cơ hội đỗ càng cao
Chị Hải đã phân tích "ma trận" đề thi và gợi ý những kiến thức nền tảng cho con để được điểm cao môn tiếng Anh.
- 29-11-2023Nữ CEO nổi tiếng với quan điểm khiến hàng triệu bà mẹ nhẹ nhõm: Phụ nữ không cần phải dành hết tất cà cho con
- 28-11-2023Đây là 3 dấu hiệu của 1 bà mẹ "điểm 10": Nếu bạn có 1 thôi cũng đã rất đáng được chúc mừng
- 24-11-2023Tăng Thanh Hà khoe ảnh bên bạn bè thân thiết, nhan sắc bà mẹ 3 con khiến ai cũng trầm trồ
Được thành lập vào năm 1998, trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành luôn là cái tên "hot" mỗi kỳ tuyển sinh. Trường thuộc hệ phổ thông chất lượng cao của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sở hữu đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục. Đây cũng là trường đầu tiên thí điểm thực hiện chương trình giáo dục phát triển năng lực học sinh để nhân rộng ra cả nước theo chương trình của Bộ GD-ĐT.
Điểm chuẩn kỳ thi đánh giá năng lực vào lớp 6 năm học 2023-2024 là 25,25 điểm. Số thí sinh dự thi vào trường đông kỷ lục, tỉ lệ chọi lên đến 1/11.
Có con tham gia kỳ thi đánh giá năng lực tại trường năm nay, chị Nguyễn Thu Hải, giáo viên ở Hà Nội, mẹ của em Nguyễn Đức Nhật Giang vui mừng khi nhận được kết quả con đỗ vào trường. Trong đó điểm tiếng Anh của con được 9,5 điểm.
Chị Hải đã phân tích "ma trận" đề thi trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành và gợi ý cho các mẹ hành trình trang bị những kiến thức nền tảng cho con để được điểm cao môn tiếng Anh.
Đề thi hiện đại, cập nhật xu hướng mới
Chị Thu Hải đánh giá, đề thi tiếng Anh trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành khá hiện đại, cập nhật xu hướng mới trong cách ra đề và các kiến thức sử dụng làm ngữ liệu trong bài thi. Đề thi không quá khó so với những bạn đã ôn luyện từ trước, nhưng lại rất dễ mất điểm nếu các con chủ quan, do đề có đôi chỗ "lừa" học sinh. Do vậy, để làm được mức trung bình không khó, nhưng để được từ 8 điểm trở lên thì các con phải rất cẩn trọng trong việc lựa chọn đáp án chốt cuối cùng.
Format bài thi cũng như nội dung được tham khảo nhiều từ các nguồn sách Cambridge, do vậy bạn nào đang học hệ Cam là một lợi thế. Nếu bạn nào không học hệ Cam, thì các mẹ có thể cho con ôn theo bộ sách KET, PET, FCE…
Đề thi THCS và THPT Nguyễn Tất Thành có 2 format khác nhau, tuy nhiên về ma trận không quá khác nhau là mấy. Đề thi chỉ tập hỏi các câu về ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu, viết luận, không có Ngữ âm hay Viết lại câu, không có kĩ năng Nghe, Nói. Do vậy, các bố mẹ có định hướng cho con thi THCS và THPT Nguyễn Tất Thành phải chuẩn bị kiến thức cho con theo ma trận ấy để tiết kiệm thời gian cho con khi ôn luyện.
Để hiệu quả, học sinh có thể theo phương pháp scaffolding, nói nôm na là chuẩn bị kiến thức thành phần nhỏ trong bài thi trước, rồi trước khi thi cần tổng hợp và áp vào format bài thi. Phần ngữ pháp - Từ vựng có nhiều phần tương đương nội dung của một bài thì lớp vào 10 và bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
Tuy nhiên, kiến thức sẽ ở mức độ từ vựng đơn giản hơn và câu đề ngắn gọn hơn. Nhưng để làm được thì các con vẫn có kiến thức tương đương với các anh chị thi vào 10 và đại học để làm được những câu ấy. (Ở đây không so sánh kiến thức tổng thể, chỉ đang nói những nội dung trong ma trận).
Bố mẹ cần làm gì?
Thứ nhất: Chọn cho con một bộ sách như KET, PET, FCE, Destination B1, Bộ chuyên đề ngữ pháp (thường không có bán sẵn mà bố mẹ cho con học thầy cô nào thì thầy cô đó sẽ có phần này cho con).
Thứ hai: Phải cho con học theo lộ trình và kiên trì với lộ trình ấy: Vững chuyên đề ngữ pháp —> bồi dưỡng từ vựng từ chính các đề luyện —> rèn kĩ năng đọc hiểu —> luyện đề "ép" thời gian. Lộ trình này làm đúng, đủ sẽ đảm bảo cho con xây nền tảng chuẩn theo format đề thi.
Trong đó:
Ngữ pháp: Học các chuyên đề có thể thi (thường học khoảng 17 chuyên đề là đảm bảo không trượt ra ngoài: Thì của động từ (tập trung một số thì); Phối hợp thì cơ bản - Từ để hỏi; Hoà hợp chủ - vị; Động từ khuyết thiếu; Đại từ - Cấu trúc Used to; Câu bị động; Danh động từ và động từ nguyên mẫu; Lượng từ; Mạo từ; Liên từ; Câu hỏi đuôi; Trật tự tính từ; Câu so sánh; Câu điều kiện - Câu ước; Mệnh đề quan hệ; Câu tường thuật; Đảo ngữ cơ bản).
Từ vựng: Thường được hỏi theo các cụm cố định và theo nghĩa của từ, kèm những câu hỏi liên quan đến hiểu biết của học sinh: Loại từ; Cụm từ cố định; Cụm động từ; Thành ngữ; Tục ngữ; Nghĩa của từ; Từ đồng âm khác nghĩa/Cặp từ dễ gây nhầm lẫn.
Đọc hiểu: Thông qua bài đọc, học sinh phải thể hiện được kĩ thuật đọc. Đọc lấy thông tin chính; Đọc lấy thông tin chi tiết; Hiểu từ vựng thông qua ngữ cảnh bài đọc hiểu; Kĩ thuật tìm nhanh câu trả lời chính xác. Nên làm nhiều KET, PET, FCE, IELTS Basic.
Viết luận: Nên khuyến khích con đọc nhiều hơn để lấy kiến thức nền và ý tưởng cho bài viết, dạy con cách viết có trọng tâm và một số cấu trúc/câu tủ để con áp dụng được ngay trong bài thi. Về kĩ thuật viết và ngôn ngữ: Các con cần một bộ từ vựng theo từng chủ đề để tiết kiệm thời gian trong quá trình viết bài, đồng thời sẽ tăng được điểm về từ vựng. Cần chuẩn bị một template (một khuôn mẫu đã được định dạng sẵn trước cho bài viết tổng thể) để việc viết bài bớt thời gian và hiệu quả hơn.
Phụ nữ mới