Bác sĩ 30 năm chuyên "cắt" ung thư ruột: Ăn sai cách tạo điều kiện cho ung thư sinh sôi
Ăn uống không đúng cách chính là một trong những nguyên nhân gây hại lớn cho sức khỏe đường ruột, sinh ra bệnh tật. Lời khuyên của BS chuyên phẫu thuật ung thư rất đáng tham khảo.
- 21-08-20198 bài tập cải thiện vóc dáng, ngăn chặn tình trạng vẹo cột sống và cải thiện chứng đau cột sống hiệu quả
- 21-08-2019Cơ thể sẽ nhận được 5 lợi ích tuyệt vời khi bạn ăn tỏi nướng mỗi ngày
- 21-08-2019Người trẻ nên học ngay 3 bí quyết của nữ bác sĩ 98 tuổi vẫn sở hữu cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh
Thói quen ăn uống có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe và bệnh ung thư ruột
Trong phòng khám ngoại trú của Khoa phẫu thuật đại trực tràng, Bệnh viện Chương Hóa, Đài Loan, mỗi ngày bác sĩ trưởng Hoàng Đăng Minh đều nhắc đi nhắc lại câu nói quen thuộc với bệnh nhân của mình rằng, mọi người về nhà nhớ chú ý ăn uống.
Mỗi người đều phải nhớ ăn uống một chút, nên ăn thêm cơm chứ không phải chỉ mỗi ăn rau và thức ăn. Ăn uống sai cách chính là nguyên nhân gây hại sức khỏe, tạo điều kiện cho ung thư hình thành và phát triển.
Thông thường, vị bác sĩ này thường xuyên quan sát bệnh nhân, đặc biệt là nhóm bệnh nhân nữ rất sợ việc ăn cơm. Họ cho rằng ăn nhiều cơm sẽ bị tăng cân, béo lên nên họ hầu như không dám ăn, đa số chỉ ăn rau củ quả thay thế cho thực phẩm chính.
Nhưng thực tế, họ không biết rằng, nếu chỉ ăn mỗi trái cây hoặc rau củ mà không ăn cơm, vô tình bổ sung thêm nhiều đường (trong hoa quả thường chứa lượng đường lớn), thời gian dài sẽ khiến bạn bị tăng cân khó kiểm soát hơn nữa.
Bên cạnh đó, trong trái cây chứa không ít tồn dư chất bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu, nếu ăn quá nhiều những loại rau củ quả thiếu an toàn càng có thêm nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Bác sĩ Minh nhấn mạnh, trong ăn uống, nên ăn cơm kết hợp với thức ăn, không phải là ăn rau hay thức ăn thay cơm được.
Hàng ngày, là một bác sĩ chuyên khoa ung thư Đại trực tràng, bác sĩ Minh thường xuyên khám cho các bệnh nhân. Ông đang thực hiện việc khám hậu môn cho bệnh nhân, tiện thể ông nói, khi tiếp xúc và khám đại tràng cho bệnh nhân, nhìn thấy đại tràng tích tụ, điều đó có nghĩa rằng bạn đã ăn quá nhiều so với mức cần thiết.
Việc ăn quá nhiều không chỉ gây ra gánh nặng cho dạ dày, đường ruột, mà còn khiến cho hệ tiêu hóa không thể làm việc bình thường, khó hấp thụ dinh dưỡng. Thậm chí, còn làm việc quá sức gây ra bệnh tật, hỏng dạ dày.
Bác sĩ Trương Tâm Di, chuyên gia dinh dưỡng tại Tổ chức Ung thư Đài Loan, cũng cảnh báo rằng cần phải ăn đủ rau và trái cây mỗi ngày để tránh xa ung thư và các bệnh phổ biến trong thời hiện đại. Chất xơ có nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là thúc đẩy nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn.
Lượng khuyến nghị của nhóm thực phẩm chứa chất xơ nên là 25 gram-35 gram mỗi ngày.
Ví dụ, thực phẩm chủ yếu nên là ngũ cốc nguyên hạt, 100 gram gạo nâu và bột yến mạch, món ăn đã nấu chín là khoảng 1,5 bát ăn cơm, tương đương khoảng 8 đến 12 gram chất xơ. Rau thì ăn khoảng nửa bát canh, tương đương mỗi ngày tối thiểu là 1,5 bát.
Mỗi ngày ăn thêm khoảng 3 suất trái cây, tương đương 6 - 12 gram chất xơ.
Ngoài ra, bạn cần phải duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày để thúc đẩy nhu động ruột, điều này đặc biệt quan trọng vì sẽ giảm việc tạo thành gánh nặng cho ruột và có thể gây ra sỏi.
Cuối cùng, bạn hãy cân nhắc kỹ khi lựa chọn thực phẩm và duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Việc uống thế nào là đủ nước thực sự quan trọng, bạn có thể tính lượng nước cần uống theo công thức trọng lượng cơ thể *30 ml nước.
Ví dụ, trong lượng của bạn là 60kg thì số nước cần uống nên là 60 * 30 = 1800ml (1,8 lít nước). Như vậy mới đảm bảo được lượng nước đủ cho hoạt động của đường ruột.
Giữ cho đường ruột khỏe mạnh chính là cách duy trì sức khỏe của bạn.
*Theo CommonHealth
Trí thức trẻ