MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bác sĩ tim mạch bật mí 5 thói quen 'cứu vớt' trái tim, phòng ngừa đau tim, đột quỵ hiệu quả

20-10-2023 - 16:40 PM | Sống

Tiến sĩ Kaustubh Dabhadkar, Ấn Độ cho biết việc điều chỉnh một vài thói quen nhỏ hàng ngày có thể mang lại những thay đổi lớn cho sức khỏe tim mạch.

Bệnh tim mạch (CVD) là do các rối loạn của tim và mạch máu. Bệnh tim mạch bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), tăng huyết áp tăng (cao huyết áp), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh và suy tim.

Chăm sóc sức khỏe trái tim đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong. Tuy nhiên, chuyên gia tim mạch cho biết việc thay đổi một số thói quen hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Tiến sĩ, bác sĩ tim mạch Kaustubh Dabhadkar, Ấn Độ cho biết có 5 thói quen đơn giản mà mọi người có thể thực hiện hàng ngày để giữ cho trái tim khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

5 thói quen 'cứu vớt' trái tim, phòng ngừa đau tim, đột quỵ

Áp dụng chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả

Ăn nhiều trái cây và rau củ hàng ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.

Tiến sĩ Dabhadkar cho biết: “Chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cho cơ thể” .

Chuyên gia Dabhadkar bổ sung: “Nhiều loại trái cây và rau củ chứa hàm lượng vitamin C và E phong phú, có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Ngoài ra, trái cây và rau củ còn chứa nhiều kali, có thể giúp hạ huyết áp. Các loại trái cây và rau củ giàu chất xơ có thể làm chậm tốc độ hấp thụ đường, giúp phòng tránh lượng đường trong máu tăng vọt” .

Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng những người có chế độ ăn nhiều rau và trái cây cũng ít có nguy cơ mắc bệnh tim hơn.

Do đó, chuyên gia khuyến khích mọi người nên ăn nhiều trái cây và rau củ để chăm sóc trái tim thông qua chế độ ăn uống.

Bác sĩ tim mạch bật mí 5 thói quen 'cứu vớt' trái tim, phòng ngừa đau tim, đột quỵ hiệu quả - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Ăn nhiều trái cây và rau củ hàng ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.

Ăn thêm ngũ cốc nguyên hạt

Ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế là một trong những thói quen tốt để chăm sóc sức khỏe tim mạch. Sự khác biệt giữa ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tinh chế là ngũ cốc nguyên hạt chứa cả ba phần của nhân hạt là cám, nội nhũ và mầm. Do đó ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn ngũ cốc tinh chế.

Ngược lại, các loại ngũ cốc tinh chế như mì hoặc bánh mì trắng, được chế biến bằng cách loại bỏ cám và mầm khỏi hạt nên hầu hết chất xơ và các chất dinh dưỡng có lợi đã bị loại bỏ.

Tiến sĩ Dabhadkar cho biết: “Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ, chứa các vitamin B và E, magiê và selen, có thể giúp giảm mức cholesterol ‘xấu’ và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch” .

Theo trang tin y tế sức khỏe Mayo Clinic, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm cholesterol và điều hòa huyết áp, cả hai yếu tố có liên quan trực tiếp đến tình trạng sức khỏe tim mạch.

Bác sĩ tim mạch bật mí 5 thói quen 'cứu vớt' trái tim, phòng ngừa đau tim, đột quỵ hiệu quả - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế là một trong những thói quen tốt để chăm sóc sức khỏe tim mạch.

Hạn chế ăn đồ ăn chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Tiến sĩ Dabhadkar cho biết: “Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể làm tăng mức cholesterol LDL có hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, bằng cách hạn chế ăn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán,... mọi người có thể hạn chế được lượng cholesterol  xấu tăng cao trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim” .

Để duy trì sức khỏe tim mạch, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị lượng chất béo bão hòa tiêu thụ hàng ngày không nên vượt quá 5-6% tổng lượng calo nạp vào cơ thể. Ví dụ: Đối với chế độ ăn chứa 2.000 calo, lượng chất béo chỉ dừng lại ở mức 120 calo.

Bác sĩ tim mạch bật mí 5 thói quen 'cứu vớt' trái tim, phòng ngừa đau tim, đột quỵ hiệu quả - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể làm tăng mức cholesterol LDL có hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Ăn cá 2 lần một tuần

Tiến sĩ Dabhadkar cho biết: “Các loại cá như cá hồi, cá ngừ và cá mòi chứa nhiều axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giúp giảm hấp thụ chất béo trung tính, giảm viêm và hạ huyết áp .

Các nghiên cứu và các chuyên gia y tế khuyến nghị mọi người nên ăn cá 2 lần/tuần có thể giúp mọi người nạp đủ lượng axit béo cần thiết cho cơ thể” .

Bác sĩ tim mạch bật mí 5 thói quen 'cứu vớt' trái tim, phòng ngừa đau tim, đột quỵ hiệu quả - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: Các loại cá chứa nhiều axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ăn tối sớm

Một trong những thói quen ăn uống giúp bảo vệ trái tim mà hầu hết mọi người có thể áp dụng là ăn bữa tối sớm hơn. Điều này có thể giúp mọi người dễ dàng kiểm soát cân nặng, từ đó giúp chăm sóc sức khỏe tim mạch tốt hơn.

Tiến sĩ Dabhadkar cho biết: “Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ăn bữa sớm hơn giúp có thể giúp mọi người tránh được tình trạng tăng cân do cơ thể sẽ có thời gian để sử dụng lượng glucose dư thừa vào các hoạt động khác thay vì tích trữ dưới dạng mỡ” .

Ngoài ra, theo nghiên cứu, ăn tối muộn cũng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất và làm tăng cảm giác đói, khiến mọi người dễ ăn dư thừa calo.

Theo tạp chí JAMA Cardiology, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng tim mạch, chẳng hạn như bệnh động mạch vành, rung tâm nhĩ và suy tim. Do đó, ăn tối sớm giúp mọi người kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn và hạn chế được yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch.

Theo Mộc Miên

Phụ nữ mới

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên