Bằng những lựa chọn đơn giản về lối sống, chúng ta có thể nâng cao khả năng phòng ngừa bệnh tật
Tuổi thọ của con người chúng ta đã tăng đáng kể trong một vài thập kỷ qua nhờ những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, dinh dưỡng và chăm sóc y tế. Song tuổi thọ tăng cũng kéo theo những hệ luỵ như nguy cơ mắc những căn bệnh thái hoá về thần kinh như mất trí nhớ.
- 02-05-2018Bị mỡ máu cao để lâu gây nguy hiểm tính mạng, chuyên gia khuyên 6 điều nên làm ngay
- 02-05-2018Bí quyết rèn luyện sức khoẻ và cơ bắp của các siêu anh hùng Avengers
- 01-05-20184 "quân át chủ bài" cực quan trọng trong cuộc sống, thiếu 1 thứ bạn cũng khó thành công và hạnh phúc
Cho dù còn thiếu phương cách chữa trị những căn bệnh này song ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy những thay đổi lối sống dưới đây nếu có thể thực hiện sẽ giúp nâng cao chức năng não và thậm chí phòng ngừa các bệnh về não:
Tập thể dục
Tác dụng của hoạt động thể lực, đặc biệt là tập thể dục nhịp điệp đối với sức khoẻ não bộ đã được dày công nghiên cứu. Bằng chứng khoa học cho thấy tham gia các hoạt động thể lực có thể nâng cao sức khoẻ trí não thông qua một hiện tượng gọi là tính khả biến thần kinh. Đây là nơi các tế bào thần kinh có thể phản kháng dễ dàng hơn đối với bệnh hay những tổn thương.
Hoạt động thể lực có thể gây ra một dãy các chu trình sinh học góp phần nâng nâng cao chức năng của các vùng não liên quan đến việc ghi nhớ và việc ra quyết định.
Đặc biệt, chạy hay đạp xe (trái với những bài tập thể dục sức mạnh như tập tạ) đã được minh chứng góp phần tăng mức của “yếu tố ảnh hưởng tế bào thần kinh bắt nguồn từ não” (BDNF), một protein quan trọng đối với sự phát triển và sự sống còn của các tế bào não. Các nghiên cứu về chụp hình não cũng bắt đầu khẳng định rèn luyện tập thể dục có thể dẫn tới hồi hải mã (cấu trúc nằm trong thuỳ thái dương liên quan đến việc lưu giữ thông tin) lớn hơn và nâng cao trí nhớ.
Vì những rung lắc của protein có thể giúp các cơ phát triển sau khi tập, yếu tố BDNF có thể giúp củng cố và tạo ra các tế bào thần kinh. Điều này có thể tăng khả năng chống lại tổn thương hay các bệnh về não.
Thiền
Trong thập kỷ qua, mối quan tâm về thiền và chánh niệm như là phương pháp chữa trị cho những chứng rối loạn về sức khoẻ tâm thần, như trầm cảm và sự lo âu, tăng đột biến.
Một số công trình nghiên cứu chỉ ra rằng tập thiền lâu dài có tương quan đến sự thay đổi sinh lý trong não (như khối lượng não lớn hơn và hoạt động trí não cao hơn).
Khi thiền, tâm trí chúng ta tĩnh lặng, giúp cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn. Nhờ đó, khả năng sáng tạo, sự minh mẫn, quyết đoán được khơi dậy và sức khoẻ được tăng cường.
Song phạm vi mà thiền tương quan đến việc cải thiện trí nhớ hay với việc phòng ngừa lâu dài các bệnh về não vẫn cần phải được kiểm chứng.
Thôi miên
Thuật thôi miên là một trọng những hình thức cổ điển nhất của tâm lý trị liệu. Nó thường được sử dụng như là một hình thức bổ trợ cho chữa trị những cơn đau và một loạt những rối loạn lo âu, bao gồm căng thẳng hậu sang chấn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy trong quá trình thôi miên, những thay đổi trong hoạt động của não được ghi nhận trong các vùng não điều chỉnh sự kiểm soát sự chú ý và xúc cảm.
Một công trình nhỏ (với sự tham gia của 18 bệnh nhân) cho thấy thôi miên làm thay đổi đáng kể chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân mất trí nhớ sau 12 tháng và các bệnh nhân này đạt được mức độ tập trung và động cơ thúc đẩy cao hơn. Song kết quả này rất sơ khai và cần được thử nghiệm lại với một số lượng bệnh nhân lớn hơn.
Có thể nói, liệu pháp thôi miên đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng và sự lo âu và tiến tới góp phần cải thiện khả năng tập trung, chú ý và tâm thần an lạc nói chung bởi nó tác động vào tầng sâu thẳm trong tiềm thức.
Thôi miên không phải là điều gì đó quá huyền bí. Nó diễn ra trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta vô tình không nhận ra. Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật mường tượng, hình dung bản thân có khả năng đối phó với những vấn đề khó khăn để trở nên vững tin hơn.
Vậy phương pháp nào có hiệu quả?
Thách thức trong công tác nghiên cứu tác dụng của những thay đổi về lối sống đến sức khoẻ não bộ, đặc biệt là trong thời hạn dài đó là tất cả các yếu tố về lối sống thường tác động qua lại lẫn nhau. Ví dụ, việc tham gia vào các hoạt động thể chất sẽ tương quan đến việc ngủ ngon hơn và giảm stress qua đó cũng nâng cao chức năng tư duy và ghi nhớ.
Tương tự, ngủ ngon hơn tương quan đến tâm trạng tốt hơn. Điều đó có thể khiến mọi người cảm thấy có động cơ tập thể dục hơn và qua đó cũng dẫn tới chức năng ghi nhớ và tư duy tốt hơn.
Phạm vi mà chúng ta có thể thực sự xác định sự đóng góp của mỗi yếu tố về lối sống (giấc ngủ, hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, việc tham gia hoạt động xã hội) đến sức khoẻ não bộ vẫn còn hạn chế.
Song một loạt các yếu tố liên quan đến lối sống có khả năng điều chỉnh cao như việc thiếu vận động, béo phì, thường xuyên căng thẳng và huyết áp cao có thể ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ não bộ của chúng ta. Cuối cùng, tình trạng huyết áp cao, béo phì và việc thiếu vận động ở độ tuổi trung niên có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ lúc về già.
Một công trình nghiên cứu lớn với 21.000 đối tượng trên 65 tuổi tham gia tại Mỹ cho thấy tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ đã giảm đáng kể từ 11,6% xuống còn 8,8% (giảm gần 25%° trong vòng 12 năm (từ năm 2000 đến 2012). Theo các nhà nghiên cứu, tỉ lệ mắc bệnh này thuyên giảm có thể nhờ việc tăng cường giáo dục và việc kiểm soát tốt hơn các yếu tố gây rủi ro đối với các căn bệnh cholestrol cao và huyết áp cao.
Điều này làm le lói những hy vọng rằng chúng ta ở mức độ nào đó có thể chịu trách nhiệm đến sức khoẻ não bộ của mình thông qua việc tham gia vào nhiều hoạt động có lợi cho sức khoẻ để nâng cao hoạt động trí não, sức khoẻ tim mạch hay giảm stress.
Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu đầu tư vào sức khoẻ não bộ, đặc biệt khi những thay đổi lối sống này có thể dễ dàng thực hiện đối với hầu hết chúng ta.