Bé trai 2 tuổi gặp nguy hiểm vì thứ này trong nhà tắm, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan
Nếu không nhờ sự giúp đỡ của anh trai, bé trai 2 tuổi này có thể đã không qua khỏi trong tình huống khẩn cấp lúc đó.
- 01-05-2022Giáo dục kiểu Nhật: Bé 2 tuổi được giao nhiệm vụ đi chợ một mình, tự đi 1km mua đồ cho mẹ
- 01-03-2021Bé 2 tuổi rơi từ tầng 12A thoát chết: Bác sĩ chỉ ra nguyên tắc an toàn khi cứu người rơi tự do
- 29-05-2019Bé 2 tuổi mang vi khuẩn gây ung thư dạ dày: BS chỉ ra thói quen sai lầm nhà nào cũng mắc
Khi gia đình có trẻ nhỏ, việc đảm bảo an toàn cho con cái là điều mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng quan tâm. Nhà không phải là nơi an toàn nhất với trẻ em, có vô số những tình huống nguy hiểm xảy ra trong nhà mà cha mẹ không ngờ tới được. Dưới đây là một trường hợp trong số đó, người mẹ này vẫn còn run sợ mỗi khi nhớ lại cảnh tượng đứa con trai 2 tuổi của mình vừa trải qua. Thủ phạm là một đồ vật quen thuộc trong phòng tắm.
Trong một bài đăng được chia sẻ trên trang Instagram của Tiny Hearts - một tổ chức an toàn trẻ em do một cựu nhân viên y tế thành lập. Một người mẹ giấu tên đã kể câu chuyện về đứa con trai mới biết đi của mình - Archie gặp nguy hiểm trong bồn tắm lúc nửa đêm.
Cô viết: "Vào lúc 4h sáng, đứa con trai 4 tuổi của tôi hốt hoảng chạy vào phòng ngủ của bố mẹ, hét lên rằng em trai đang ở trong phòng tắm và cần giúp đỡ khẩn cấp. Chúng tôi vội vàng chạy vào phòng tắm thì phát hiện đứa con trai nhỏ 2 tuổi đang ở trong bồn tắm đầy nước".
Người mẹ tiếp tục giải thích làm thế nào một đứa trẻ mới biết đi lại có thể rơi vào tình huống nguy hiểm, suýt chết đuối như thế này. Cô cho biết, có lẽ cậu bé đã trèo lên một chiếc ghế đẩu, đây là điều mà cậu chưa từng làm trước đây. Sau đó, cậu bé lấy cái nút chặn lỗ thoát nước rồi gắn vào cái lỗ. Bằng cách này, cậu bé tiếp tục xả nước từ vòi cho tới khi nước dâng lên tận cổ. May mắn thay, người anh trai đã chạy đi gọi bố mẹ tới khi thấy em trai mình gặp nạn.
Cô nói: “Nếu đứa con 4 tuổi của chúng tôi không thức dậy, tôi thậm chí không thể nghĩ được làm sao mình có thể tỉnh giấc lúc nửa đêm trong tình huống đó".
Gia đình luôn làm mọi cách để đảm bảo môi trường an toàn cho con cái nhưng không thể ngăn chặn được 100% các tình huống phát sinh.
Người mẹ cho biết, kể từ khi con chào đời, họ đã áp dụng mọi biện pháp khác nhau để phòng ngừa các tai nạn không mong muốn xảy ra với trẻ nhỏ. Thế nhưng, chiếc nút chặn lỗ thoát nước trong bồn tắm là điều mà cô chưa bao giờ nghĩ nó sẽ trở thành một mối nguy hiểm với con mình. Đó là lý do tại sao cô quyết định chia sẻ câu chuyện của mình cho mọi người biết.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, cô đã khóa cửa phòng tắm, cất lỗ chặn thoát nước ngoài tầm với của bọn trẻ bằng cách khóa nó vào tủ.
“Tôi hy vọng câu chuyện này có thể là bài học cảnh tình cho các bậc cha mẹ. Tôi là người luôn ưu tiên hàng đầu về vấn đề an toàn cho trẻ em, mọi tủ đều được khóa, đồ đạc đều gắn trên tường, tận trên cao, nỗ lực hết mức có thể để đảm bảo các con được an toàn. Thế nhưng thực lòng tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc cất chiếc nút chặn lỗ thoát nước", cô thừa nhận.
Được biết, tại Mỹ số trẻ em từ 1 đến 4 tuổi tử vong vì đuối nước nhiều hơn bất kỳ nguyên nhân tử vong nào khác, với trung bình 11 trẻ tử vong do đuối nước mỗi ngày. Số vụ đuối nước không gây tử vong lên tới 22 vụ mỗi ngày nhưng có thể để lại các vấn đề sức khỏe lâu dài, chẳng hạn như tổn thương não.
Cách giữ phòng tắm an toàn cho trẻ:
Để phòng tắm trở thành một nơi an toàn cho trẻ em, cha mẹ cần chú ý một số điều dưới đây:
- Tránh để trẻ ở một mình, ngay cả trong một khoảnh khắc ngắn ngủi như trả lời điện thoại, chỉ cần vài giây ngắn ngủ cũng đủ gây tai nạn.
- Hãy chắc chắn trước khi rời khỏi bồn tắm, nước cần phải xả hết, trẻ nhỏ có thể bị đuổi nước chỉ trong 4-5cm nước.
- Lắp đặt thanh chắn ngay cửa phòng tắm, tránh trẻ bò vào khi không có người giám sát.
- Tắm cho trẻ sơ sinh trong bồn rửa hoặc trong thau chuyên dụng cho trẻ, đảm bảo trẻ không nằm sấp hoặc ngâm mình hoàn toàn trong nước.
- Hãy trang bị dụng cụ chống bỏng vì 95% trường hợp bỏng ở trẻ sơ sinh xảy ra khi tắm bằng nước máy đang chảy.
Đối với những gia đình có anh chị em, cha mẹ có thể dặn con mình giúp đỡ em út trong trường hợp cảm thấy em gặp nguy hiểm, cần phải báo nhanh cho người lớn biết. Tuy nhiên, không nên nhờ trẻ nhỏ trông em mình vì nhiều lý do.
Trí thức trẻ