Bệnh nhân điều trị COVID-19 tại nhà có thể sử dụng thuốc gì? Bác sĩ lưu ý có 3 nhóm nhưng tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC tùy ý sử dụng
Có nhiều thông tin về cách điều trị COVID-19 chưa được kiểm chứng được mọi người truyền tai nhau gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Do đó chúng ta cần nghe theo lời khuyên từ các bác sĩ có chuyên môn để bảo vệ bản thân và gia đình tốt nhất.
- 24-12-2021Nữ giáo viên sinh năm 1994 được chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ cảnh báo: Ngày nào cũng ăn trứng gà được nấu như thế này khác nào "tự hại mình"
- 24-12-2021Cặp vợ chồng mới 30 tuổi đã mắc ung thư gan, thủ phạm là những quả trứng trong bữa cơm hàng ngày, bác sĩ cảnh báo: Làm ơn nhớ kỹ 5 điều
- 24-12-2021Thói quen bảo quản và ăn cá gây ung thư vòm họng cực nhanh, đáng tiếc vào mùa lạnh nhiều gia đình lại cực thích
Bệnh do vi-rút corona (COVID-19) là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút SARS-CoV-2 gây ra.
Hầu hết người mắc bệnh COVID-19 sẽ gặp các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và hồi phục mà không cần phải điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, một số người sẽ chuyển bệnh nghiêm trọng và cần được hỗ trợ y tế.
Trong tình hình hiện nay, các ca nhiễm COVID-19 đang không ngừng tăng, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng rất lớn. Hiện tại, nhiều trường hợp F0 triệu chứng nhẹ đã được chỉ định điều trị tại nhà.
Điều này khiến các bệnh nhân và gia đình hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ ra rằng nếu điều trị đúng cách tại nhà, sức khỏe của người nhiễm COVID-19 hoàn toàn có thể kiểm soát.
PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh – Giám đốc Trung tâm Y Học gia đình & Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong buổi livestram có tên TRUYỀN HÌNH TRỰC TUYẾN: HƯỚNG DẪN F0 TỰ QUẢN LÝ, CHĂM SÓC TẠI NHÀ đã giải đáp một số thắc mắc phổ biến hiện nay.
Trên mạng xã hội và trong cuộc sống hàng ngày, mọi người thường truyền tai nhau những bài thuốc để tự điều trị COVID-19. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không nên. Bác sĩ Thanh chỉ ra có 3 nhóm thuốc để điều trị.
Bệnh nhân điều trị COVID-19 tại nhà có thể sử dụng thuốc gì?
Gói thuốc A: Không cần kê đơn
Nhóm thứ 1 là thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol. Vì vậy những người có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc phải dự trù thuốc hạ sốt khác
Nhóm vitamin có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, miễn dịch. Vitamin nhóm B, D, kẽm... Bác sĩ khuyên nên chọn polyvitamin gồm nhiều loại vitamin tổng hợp.
Nhóm thứ 3 là nước điện giải, dung dịch oresol để dùng trong trường hợp sốt cao, tiêu chảy...
Nhóm thứ 4 là bước muối sát trùng mũi họng. Người nhiễm COVID-19 thường có hắt hơi, xổ mũi, kích ứng đường hô hấp. Dùng nước muối để làm sạch và làm ẩm đường hô hấp.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể cân nhắc thuốc ho, thuốc dạ dày... nếu như có tiền sử mắc bệnh.
Gói thuốc B: Kháng viêm và kháng đông
Bác sĩ nhắc nhở gói thuốc này không thể tự mua tại nhà mà phải theo chỉ định của cán bộ y tế, gồm có thuốc kháng viêm và kháng đông. Gói thuốc này chống chỉ định cho những người mắc các bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng, suy gan, suy thận, dễ chảy máu, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú…
Bác sĩ cũng lưu ý rằng nhóm thuốc này có thể làm tăng đường huyết, phù nước ở bệnh nhân đái tháo đường... nên chỉ sử dụng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Gói thuốc C: Thuốc kháng virus
Nhóm thuốc này người bệnh không được tự ý sử dụng và phải có sự giám sát của bác sĩ và nhân viên y tế.
Gói thuốc C đang trong giai đoạn thử nghiệm. Gói thuốc này chỉ định cho người lớn từ 18-65 tuổi, người bị Covid-19 biểu hiện nhẹ, phụ nữ không mang thai và đồng ý ký phiếu chấp thuận. Chống chỉ định cho phụ nữ có thai, cho con bú, người bị suy gan, suy thận, viêm gan virus cấp, viêm tụy cấp hoặc mãn tính.
Bác sĩ lưu ý cách giải quyết khi đã uống thuốc nhưng bệnh vẫn trở nặng
"Virus SARS-CoV-2 không phân biệt bất cứ ai và người mắc Covid-19 không có nghĩa là họ đã làm gì sai. Đừng nên phân biệt đối xử với họ, mà chúng ta cần đoàn kết, đồng lòng cùng nhau chống đại dịch. Hãy là tấm gương cho người khác thấy tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang nơi công cộng, vệ sinh tay, gập khuỷu tay áo che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, duy trì khoảng cách an toàn với người khác, thường xuyên vệ sinh các vật/bề mặt hay được chạm vào.
Sắp tới đây, chúng ta sẽ có rất nhiều thời gian nghỉ lễ, hãy dành thời gian đó để chăm sóc bản thân và gia đình, luôn thực hiện biện pháp 5K mọi lúc, mọi nơi để đại dịch không bùng phát trở lại", PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh bổ sung.
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: THỞ THẬT THẢNH THƠI
Xem tất cả >>- Ngón tay có 3 dấu hiệu này là "tiên tri sớm" của bệnh phổi, đi chụp CT ngay nếu không muốn tương lai phải thở máy
- 3 loại thực phẩm “trắng” làm sạch và giữ ẩm phổi hàng đầu, ăn càng nhiều càng tăng cường chức năng
- "1 chậm, 2 lồi, 3 thêm" trên cơ thể cảnh báo ung thư phổi: Tưởng bệnh vặt, không thăm khám sớm có thể làm bạn với máy thở cả đời
- 5 thực phẩm màu trắng nên ăn nhiều trong những ngày dịch bệnh để bảo vệ phổi, tăng cường sức đề kháng
- 4 thứ quen thuộc trong sinh hoạt khiến gia đình 3 người lần lượt mắc ung thư phổi: Điều thứ 2 nhiều nhà khó tránh!