Bị cáo Hà Văn Thắm tiếp tục xin tội cho nhân viên
Bị cáo Thắm nói rằng các bị cáo dưới quyền trung thực thân thiết. Họ không giúp sức mà họ giúp giảm chi phí vượt trần. Họ là những người năng lực, đạo đức, nếu tách ra khỏi xã hội thì rất là phí.
- 03-03-2017Phiên tòa chiều 3/3: Vợ bị cáo Sơn xin không kê biên căn nhà ở Ciputra
- 03-03-2017Bị cáo Thu Ba: Chúng tôi đã không được cảnh báo rằng đã làm sai
- 03-03-2017Phiên tòa sáng 3/3: Do cứu thanh khoản nên buộc phải chi ngoài, các GĐ chi nhánh mong được xem xét
Trong phiên tòa chiều nay ngày 3/3, sau phần trả lời của các giám đốc khối và các chi nhánh, bị cáo Hà Văn Thắm được gọi lên.
Theo bị cáo Hà Văn Thắm, trong các lời khai của bị cáo Thu Ba (giám đốc khối bán lẻ), Hoài Nam (giám đốc phụ trách nguồn vốn) ở tòa về vấn đề nghiệp vụ, bị cáo cho rằng khi sử dụng hệ thống Corebanking, việc phê duyệt theo chức năng mà cáo buộc giúp sức là oan cho họ.
"Trách nhiệm phê duyệt của họ là để báo cáo với cấp trên. Vì có chi hay không chi thì họ vẫn phải phê duyệt. Nếu việc phê duyệt của họ mà tính là giúp sức thì không đúng lắm.
Đối với bị cáo Lê Thị Thu Thủy, theo cựu Chủ tịch HĐQT, cũng đã phản đối rất kịch liệt việc rút tiền rồi hoàn ứng.
Các bị cáo cũng không được hưởng lợi gì.
Nhiều khi khách hàng họ biếu 1-2 triệu, nhân viên họ bỏ vào tài khoản chung. Đấy là số tiền họ được hưởng. Tuy nhiên số tiền đó họ cũng dùng để vào tài khoản của sếp để hoàn ứng dần. Số tiền đó nhỏ nhưng ý nghĩa lớn, họ dùng tiền cá nhân, họ làm trước khi cơ quan điều tra có ý kiến. Họ không giúp sức cho việc này.
Họ trung thực thân thiết. Họ không giúp sức mà họ giúp giảm chi phí vượt trần. Họ là những người năng lực, đạo đức, nếu tách ra khỏi xã hội thì rất là phí."
Trước đó trong phiên tòa buổi sáng cùng ngày, bị cáo Nguyễn Thị Thu Ba đã nói rằng chức năng của khối NH bán lẻ; nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ cho KH cá nhân, nghiên cứu marketing thị trường, tổng cộng theo dõi đánh giá chất lượng dịch vụ bán lẻ. Về mặt nghiệp vụ thì không liên quan gì đến chi trả lãi ngoài.
Nhưng vì bị quy vào tội chi lãi ngoài nên bị cáo cũng trình bày hoàn cảnh ngân hàng lúc đó thanh khoản rất khó khăn.
Tháng 6/2011, tại cuộc họp giao ban về tình hình huy động vốn đang khó khăn và bị cáo được biết là việc số lượng KH nhiều mà số tiền gửi nhỏ lẻ. Vậy nên, khối bán lẻ cần tham gia vào việc đối chiếu thông tin của KH. Bị cáo thấy cũng phù hợp, vì hàng ngày vẫn có báo cáo thống kê số lượng KH và tình hình huy động như thế nào. Bị cáo phân công phòng kinh doanh bán lẻ và nghiên cứu thị trường thực hiện việc tổng hợp, đối chiếu các báo cáo.
"Tôi băn khoăn vì tôi hiểu rằng 1 khoản tiền đi ra khỏi NH, bao giờ cũng cần đảm bảo về nguyên tắc kế toán, cần người lập tờ trình, người kiểm soát và người phê duyệt mà chức năng này không thuộc khối bán lẻ mà thuộc ban kế toán.
Chữ ký của tôi gửi sang ban kế toán là tôi đã xác thực đối chiếu danh sách. Bị cáo cũng không biết nguồn tiền và hình thức chi trả. Bị cáo hoang mang không hiểu sao rơi vào quy kết vi phạm hình sự nặng nề như thế này. Chúng tôi chỉ làm theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị.
Việc oceanbank chi lãi ngoài là sai vi phạm TT 02 của NHNN là tôi nhận thức được nhưng vẫn làm vì bối cảnh lúc đó rất khó khăn. Bản thân tôi sát cánh với nhân viên trong chi nhánh và đơn vị của Hội sở, khi ấy tỷ lệ lạm phát gần 19%, Khách hàng cứ tuân thủ 14% thì rất khó. Số dư huy động dừng theo chỉ đạo của anh Thắm đã bị giảm thậm tệ. Không chỉ Oceanbank mà tất cả các NH khác cũng vậy.
Tôi hiểu trong hoạt động, các nghiệp vụ được thanh tra kiểm soát nội bộ chặt chẽ, có cơ quan kiểm toán độc lập, có thanh tra NHNN. Đáng lẽ ra, vi phạm nghiêm trọng tại sao các cơ quan đó không lên tiếng cảnh báo với chúng tôi. Nếu chỉ cần cảnh báo yêu cầu chúng tôi không được làm, nhưng trong suốt thời gian từ 2008-2012 không hề có cảnh báo nào. Cuộc họp đều có trưởng ban kiểm soát mà họ không hề ngăn chặn.
Tôi hiểu đây là vi phạm hành chính của tổ chức, có thể miễn nhiệm người điều hành chứ không phải là vi phạm của các cán bộ điều hành cấp dưới như tôi." - bị cáo trình bày.
Còn bị cáo Hoài Nam, giám đốc khối nguồn vốn của ngân hàng cũng khai rằng khối nguồn vốn của bị cáo có trách nhiệm cân đối nguồn vốn, cân đối thanh khoản của ngân hàng.
Ngày 7/9/2011, bị cáo Hà Văn Thắm chỉ đạo không chi ngoài đối với toàn hệ thống và từ đó hệ thống không chi lãi ngoài nữa. Nhưng khi đó bối cảnh thanh khoản rất căng thẳng, rất nhiều người như bị cáo phải nhìn xe tiền của ngân hàng khác lấy tiền của khách hàng và điều này diễn ra khoảng thời gian 6-9 tháng, cho đến quý II/2012.
Bản thân bị cáo đưa điện thoại hotline của NHNN để cho GĐ chi nhánh để báo cáo NHNN địa phương nhưng không được xử lý nên tình trạng vẫn xảy ra.
Tháng 7/2011, số dư của NH là 12 nghìn tỷ đồng nhưng sau đó giảm còn 5.000 tỷ, chạm vào sự kiên nhẫn tột cùng của ban lãnh đạo NH, đứng trước nguy cơ mất thanh khoản. Sau đó, anh Thắm đã phải quyết định theo chân các NH khác, chứ NH Đại Dương không phải là NH tiên phong chi lãi ngoài.
Bị cáo Hoài Nam tiếp tục nói rằng bị cáo Hà Văn Thắm chịu nhiều áp lực, lạm phát lên tới 18%, lãi suất trần quy định khi ấy là 14%, đồng thời với cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, khi ấy khách hàng đã không muốn gửi tiền NH.
Bị cáo là người phụ trách thanh khoản của ngân hàng nên nắm rõ. Năm 2008, chỉ có 6000 chi nhánh toàn hệ thống, cho đến 2012 tăng lên đến 8000 chi nhánh trên toàn hệ thống. Và theo bị cáo thấy, từ 2008-2012, tổng huy động thấp hơn hoặc chỉ ngang bằng với tổng cho vay trên toàn hệ thống lý giải vì sao phải huy động vượt trần.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Xét xử vụ Hà Văn Thắm
Xem tất cả >>- Vụ Hà Văn Thắm: Ông Phạm Công Danh và bà Hứa Thị Phấn bị khởi tố
- Hà Văn Thắm: Nếu chi lãi suất ngoài gây thiệt hại cho Oceanbank thì bản thân cũng mất ngàn tỷ
- Yêu cầu làm rõ trách nhiệm để thất thoát 800 tỷ của PVN đầu tư vào OceanBank
- Hoãn phiên tòa, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ Hà Văn Thắm
- Hình ảnh các bị cáo Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh trong chiều mưa tầm tã