Bí quyết trường thọ của nhà ngôn ngữ học 111 tuổi
Trường thọ là mong muốn chưa bao giờ cũ đối với con người. Tuy nhiên, điều tưởng chừng lớn lao này lại có thể đến từ những thói quen sống vô cùng nhỏ nhặt.
- 02-07-2022Bí quyết sống "trường thọ" của cụ ông 93 tuổi: "Cơ thể phải động, tinh thần phải tĩnh, tâm hồn phải sống"
- 09-06-2022Một món ăn cực tốt cho tim, là bí quyết trường thọ của người Nhật Bản
- 23-05-2022Bí quyết trường thọ của người Nhật gói gọn trong 3 bữa ăn: Cực kỳ đơn giản, dễ thực hiện
Ngày nay, nhiều người tìm đến đủ loại thuốc bổ, chế độ ăn uống dinh dưỡng và chăm sóc y tế để được sống lâu hơn. Nhưng cũng có những người dù sống trong khó khăn, không cần sự chăm sóc đặc biệt từ bác sĩ, chế độ dinh dưỡng riêng cũng có thể sống thọ nhờ những bí quyết nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày.
Ảnh ông Chu Hữu Quang thời còn trẻ
Một trong những nhân chứng của điều này là ông Chu Hữu Quang (tên khai sinh Chu Diệu Bình) sinh ra tại Thường Châu, Giang Tô, Trung Quốc vào năm 1906 và hưởng thọ 111 tuổi khi mất vào năm 2017. Ông không chỉ là 1 nhà kinh tế, quản lý ngân hàng, nhà ngôn ngữ học, nhà Trung Hoa học, nhà xuất bản, “cha đẻ của Bính âm Hán ngữ” mà còn nổi tiếng sống thọ với những bí quyết ai cũng có thể làm theo.
1. Luôn vui vẻ
Theo ông Chu Hữu Quang, tâm trạng và thái độ sống quyết định rất lớn đến sức khỏe cũng như tuổi thọ con người. Ông từng nói rằng, vì con người không phải thánh nhân, đối mặt với cảm xúc cũng sẽ có tâm trạng thất thường, rất khó để không tức giận hay thất vọng.
Tuy nhiên, ông đã học được cách điều tiết cảm xúc của mình. Đầu tiên, ông luôn nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực, nhìn nhận mọi việc theo hướng tốt nhất có thể. Ông gần như không bao giờ tỏ ra tức giận, mỗi khi cảm giác cơn giận sắp tới ông sẽ nhìn sâu vào tâm mình để bình tĩnh, sau đó nở 1 nụ cười thật tươi.
Ngay cả khi gặp chuyện không như ý mình, ông cũng sẽ không thất vọng mà mỉm cười chấp nhận. Mọi việc xảy ra luôn có lý do, quy luật và tự nó đã đủ để giải thích cho sự tồn tại của mình. Việc không thể thay đổi thì nên tìm ra điều tích cực ẩn sâu trong đó, vui vẻ để hóa giải mọi thứ.
Nhà ngôn ngữ học cũng từng kể rằng mình từng mắc chứng mất ngủ trong thời gian dài. Điều này làm ông rất mệt mỏi, làm nhiều cách cũng không khỏi nhưng đến thời "Cách mạng văn hóa", trở về quê sống thì căn bệnh lập tức biến mất. Bởi vì không khí ở đây rất trong lành, mọi người thân thiện, tình cảm khiến ông vui vẻ hơn, cười nhiều hơn.
2. Chỉ ăn vừa đủ
Một trong những điều được hậu thế học hỏi từ ông Chu Hữu Quang về sống lành mạnh đó là chế độ ăn uống. Không có gì quá phức tạp, cũng không có chế độ dinh dưỡng gì cao siêu hay thuốc bổ gì độc lạ. Ông đơn giản luôn tâm niệm chỉ ăn vừa đủ, ngoài ra thì hạn chế ăn thịt, các món dầu mỡ và có sở thích uống 1 chút trà.
Ảnh minh họa
Cụ thể, ông từng chia sẻ: “Tôi không bao giờ ăn thực phẩm bổ sung. Tôi từng làm trong ngân hàng, nhiều người khi đãi khách, ăn uống rất vô độ, nhưng tôi chỉ ăn đúng lượng cơ thể mình cần. Tôi nhớ trước đây tôi có một bác sĩ tư vấn ở Thượng Hải, ông ấy nói với tôi rằng hầu hết mọi người không phải là "chết do đói" mà là "chết do ăn". Ăn uống bừa bãi đều không tốt cho sức khỏe, nguyên nhân dẫn đến các bệnh như huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường…".
Theo đó, ông không bao giờ ăn quá no, thức ăn chủ yếu là trứng, rau xanh, sữa, đậu phụ. Buổi sáng và buổi chiều mỗi ngày ông uống thêm 1 tách trà đen.
3. Ngủ cho đến khi thức dậy tự nhiên
Đây có lẽ là điều khiến nhà ngôn ngữ học Chu Hữu Quang trở nên khác biệt với những người bình thường khác. Ông từng cho biết, cuộc sống càng đơn giản thì mình sẽ càng cảm thấy thoải mái và mạnh khỏe hơn.
Trong khi nhiều người cho rằng muốn trường thọ thì phải dậy sớm, phải tập thể dục, nhất là khi bắt đầu có tuổi. Tuy nhiên, ông cho rằng mọi thứ phải thuận theo tự nhiên. Ông không có thói quen ép mình phải dậy sớm hay vận động để cơ thể dẻo dai, chống lại tuổi già.
Ông Chu Hữu Quang đang làm việc tại nhà khi đã 106 tuổi - năm 2012
Thay vào đó, ông dành thời gian làm những việc khiến mình thích thú, ví dụ như đọc sách cho dễ ngủ và ngủ 1 giấc sâu cho đến khi tự tỉnh dậy vào hôm sau. Ông cho biết, đọc sách dù đã trăm tuổi còn giúp ông kích thích trí não, thúc đẩy tuần hoàn máu não. Tuy nhiên, nhờ việc đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc nên dù đã già nhưng ông vẫn không bao giờ tỉnh giấc quá muộn vào buổi sáng.
Sau khi dậy, ông sẽ trò chuyện với bạn bè, đọc sách, uống trà, buồn ngủ thì chợp mắt 1 lúc. Đặc biệt, ông cũng có rất ít hoạt động thể chất và hoạt động ngoài trời. Nhưng ông lại nghĩ ra một cách tập thể dục tự mình đặt tên là bài tập "mũi voi". Vì con voi rất lớn, khó vận động nhưng mũi của nó lại rất linh hoạt. Mỗi khi chán viết hay đọc, ông Châu sẽ thực hiện bài tập "mũi voi" như lắc đầu, vươn vai, vặn hông, duỗi chân, toàn là các bài tập nhỏ để vận động toàn thân.
Nguồn và ảnh: QQ, Asia One, Aboluowang
Trí thức trẻ
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"