Bố mẹ chúng ta rất hay mắc 6 thói quen có hại này, con cháu cần giúp loại bỏ ngay để phòng bệnh ung thư, hao tổn tuổi thọ
Nếu thấy ông bà, cha mẹ mình có những thói quen sau đây, hãy mau chóng cảnh báo để họ từ bỏ càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả đáng tiếc với sức khỏe.
- 18-10-2021Đại dịch đến và cướp đi của bạn tiền bạc và sức khỏe, nhưng nếu còn có đủ bố mẹ, nghĩa là bạn vẫn giàu có lắm!
- 18-10-2021Khi cha ở tuổi xế chiều phải vào phòng phẫu thuật, cả gia đình đứng ngồi không yên, tôi mới nhận ra, việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tuyệt đối không được lơ là
- 18-10-2021"Sống khoẻ - Quà tặng cháu con": Không gian đem tới kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bổ ích, được cố vấn chuyên môn trực tiếp từ bệnh viện ĐH Y Hà Nội
Kính trọng và yêu thương người già là đức tính truyền thống của dân tộc ta. Trong cuộc sống, con cháu sẽ luôn hướng dẫn người già từ cách ăn uống, cách vận động để duy trì sức khỏe. Người cao tuổi cũng sẽ được học các kiến thức giữ gìn sức khỏe qua TV, báo, đài và một số ứng dụng truyền thông khác. Tuy nhiên, vô số thông tin y tế trong xã hội khiến chúng ta khó phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Với người già, nhất là những người ít tiếp xúc với truyền thông, mạng xã hội thì đây lại càng là bể thông tin mịt mùng, việc chọn lọc thông tin càng khó khăn. Đó chính là lý do khiến không ít người già mắc phải những sai lầm trong chăm sóc sức khỏe.
1. Vẫn thường xuyên luyện tập các bài thể dục nặng
Một số người cao tuổi vì cảm thấy mình khỏe mạnh nên vẫn đều đặn tập các môn thể thao cường độ cao như leo núi, bơi lội, chạy, chơi bóng... mà không mảy may nghĩ đến những tổn thương mình có thể gặp phải.
Thực tế: Theo tuổi tác, cơ thể con người sẽ trải qua nhiều biến đổi thoái hóa, các chức năng cơ, xương, nội tạng ngày càng suy yếu. Chính vì thế, có những hoạt động không còn phù hợp với tuổi tác. Người cao tuổi nên hiểu điều này một cách hợp lý, tập thể dục theo khả năng của mình và lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp như đi bộ, tập thái cực quyền... chứ không nên thấy mình khỏe mạnh mà có thể tập luyện được mọi hoạt động như thanh niên.
2. Tiết kiệm đồ ăn thừa
Một số người cao tuổi thường có thói quen tiết kiệm nên ngại vứt bỏ thức ăn thừa. Thậm chí với thức ăn bị mốc, có người còn cho rằng vẫn có thể ăn được miễn là bỏ phần bị mốc đi.
Thực tế: Thức ăn thừa rất dễ sinh vi khuẩn, ăn vào dễ dẫn đến viêm dạ dày ruột. Một số loại rau đã nấu chín nếu để qua đêm sẽ sinh ra nitrit, ăn vào có thể gây ung thư.
Vì vậy, thức ăn thừa nên ăn trong vòng một ngày, không nên vì tiết kiệm mà để qua đêm, khi ăn sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Lạc, ngô, đậu nành, các loại hạt và các loại thực phẩm khác khi bị mốc sẽ tạo ra aflatoxin có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc thậm chí tử vong.
Cho dù là tiêu thụ aflatoxin liều lượng thấp nhưng trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Hơn nữa, dù đã loại bỏ chỗ bị mốc, rửa sạch hay nấu nướng ở nhiệt độ cao nhưng cũng không thể phá hủy được, vì vậy thức ăn bị mốc nên bỏ đi.
3. Không ăn dầu và muối để giảm huyết áp và giảm béo
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn quá nhiều dầu và muối sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp và tăng lipid máu, do đó, một số người cao tuổi tin rằng chỉ cần không ăn dầu và muối, và muốn loại bỏ nguy cơ này.
Thực tế: Hạn chế ăn muối quá mức sẽ khiến cơ thể không nạp đủ lượng natri, làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu trong và ngoài tế bào của cơ thể, khuyến khích nước vào tế bào, gây phù nề.
Dầu ăn cũng là một thứ cần thiết, không ăn dầu ăn có thể dẫn đến thiếu một số chất dinh dưỡng. Điều quan trọng nhất là cần phải kiểm soát dầu và muối ăn một cách lành mạnh theo lời khuyên của các bác sĩ.
4. Bổ sung nhiều canxi càng tốt
Có thể nói quan niệm bổ sung canxi đã ăn sâu vào lòng người. Nhiều người cao tuổi cảm thấy càng bổ sung nhiều canxi, hấp thu càng nhiều thì xương càng chắc khỏe nên đã uống canxi đều đặn trong thời gian dài.
Thực tế: Nếu lượng canxi hấp thụ vượt xa nhu cầu của cơ thể sẽ phản tác dụng, đe dọa đến sức khỏe, thậm chí gây ra bệnh tật. Đối với người trên 60 tuổi, lượng canxi khuyến nghị hàng ngày là 1.000mg. Cách an toàn và hiệu quả nhất để bổ sung canxi là ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm từ đậu nành trong bữa ăn hàng ngày, cũng như bỏ thuốc lá và tập thể dục điều độ để giảm mất xương.
5. Uống nhiều thuốc bổ để sống lâu hơn
Với mức sống ngày càng được cải thiện và kinh tế không còn quá eo hẹp, nhiều người cao tuổi có điều kiện mua các loại thực phẩm chức năng như nhân sâm, lộc nhung, nấm linh chi... để tăng cường sức khỏe và tuổi thọ. Đáng nói, có những người tin rằng uống nhiều thuốc bổ sẽ tốt cho sức khỏe và sống lâu.
Thực tế: Khi tuổi càng cao, các chức năng khác nhau của cơ thể cũng dần suy yếu, thuốc bổ thích hợp có thể làm chậm quá trình suy giảm chức năng sinh lý, trì hoãn quá trình lão hóa.
Nhưng hiệu quả của thuốc bổ cũng còn tùy thuộc vào thể trạng của bạn, nếu dùng thuốc bổ mà không quan tâm đến vóc dáng và triệu chứng thì sẽ gây ra một số bệnh.
Do đó, nên hỏi bác sĩ chuyên môn để biết mình cần bổ sung những gì.
6. Tập thể dục buổi sáng càng sớm càng tốt
Một số người trung niên và cao tuổi ngủ không ngon giấc nên việc dậy sớm là điều thường thấy, thậm chí họ còn dậy thật sớm để tập thể dục và cho rằng tập thể dục lúc này mới có không khí trong lành.
Thực tế: Quá trình quang hợp của cây xanh chưa thực hiện hết trước 6 giờ sáng. Trong không khí tích tụ một lượng lớn khí cacbonic, còn ít ôxy trong lành, tập thể dục ngoài trời lúc này đặc biệt dễ gây cảm lạnh và các bệnh về khớp.
Ngoài ra, động mạch vành thường căng thẳng vào buổi sáng, thần kinh giao cảm cũng hưng phấn hơn, nếu vận động mạnh dễ bị bệnh tim mạch đột ngột.
Người cao tuổi không nên tập buổi sáng sớm hơn mùa hè 6 giờ, mùa đông càng nên muộn hơn, phải đợi mặt trời ló dạng rồi mới tập thể dục.
Ông bà, cha mẹ vốn được coi là "kho kiến thức" nhưng hãy nhớ, trong cuộc sống không ngừng vận động, "kho kiến thức" đó không phải lúc nào cũng đúng và được cập nhật liên tục. Đáng nói, nhiều ông bà lại không thừa nhận mình sai, vì vậy, việc của con cháu là phải giúp ông bà tiếp cận với những thông tin chính xác để ông bà hiểu và tự thay đổi bản thân.
Những thông tin chính xác nhất có được từ đâu? Đó chính là từ các bác sĩ, từ các kênh truyền thông uy tín cung cấp những thông tin được cung cấp bởi bệnh viện, bác sĩ chuyên môn...
Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Bệnh viện ĐH Y và VCCorp, chuyên đề "Sống khỏe - Quà tặng cháu con" triển khai trên hệ thống các trang tin Soha, Afamily, Kênh 14, CafeF, CafeBiz, mạng xã hội Lotus và các nền tảng truyền thông khác.
Nội dung chuyên đề " Sống khoẻ - Quà tặng cháu con " sẽ đem tới những thông tin giúp người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe thể chất, đời sống tinh thần cũng như góp phần thức tỉnh sự quan tâm, chia sẻ của con cháu, giới trẻ bằng hành động để họ trở thành cầu nối, hướng dẫn ông bà, cha mẹ tiếp cận với các kiến thức, công cụ, chương trình về chăm sóc sức khoẻ.
Đặc biệt, chương trình còn giúp người cao tuổi tiếp cận được với các y bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để được giải đáp các thắc mắc 24/7 qua tổng đài của bệnh viện. Ngoài ra có thể đặt lịch khám từ xa với các bác sĩ và tham gia sàng lọc trên chính các nền tảng của chương trình để được tư vấn thăm khám.
Pháp luật và bạn đọc
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"