Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa cam kết gì với doanh nghiệp?
Người đứng đầu ngành Tài chính cam kết, tạo mọi điều kiện cho DN phát triển, từ hoàn thiện cơ chế chính sách đến chính sách thị trường vốn, quản lý hải quan, thuế, kho bạc và quản lý khác.
- 05-10-2023Doanh nghiệp "ôm" hàng trăm tỉ đồng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Bộ Tài chính nói gì?
- 02-10-2023Bộ Tài chính bác đề xuất miễn thuế VAT với điện, nước sinh hoạt
- 19-09-2023Quảng Ninh đề xuất thu phí đường bộ qua xăng dầu, Bộ Tài chính bác bỏ
Tại hội nghị biểu dương người nộp thuế tiêu biểu giai đoạn 2020-2022 được tổ chúc sáng nay (20/10), tại Hà Nội, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết từ năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và cộng đồng DN.
Theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, một nền kinh tế mạnh phải có doanh nghiệp (DN) phát triển, sức sống của nền kinh tế phụ thuộc vào "sức khoẻ" của DN. Khi DN khoẻ sẽ đóng thuế, nộp bảo hiểm, trả nợ trái phiếu đầy đủ. Khi DN khó khăn, ảnh hưởng nguồn thu ngân sách.
Người đứng đầu ngành Tài chính cam kết, tạo mọi điều kiện cho DN phát triển, từ hoàn thiện cơ chế chính sách đến chính sách thị trường vốn, quản lý hải quan, thuế, kho bạc và quản lý khác.
“Hiện nay, Việt Nam suy giảm tổng cầu. Muốn tăng tổng cầu phải có giải pháp giảm khó khăn cho DN, đáp ứng điều kiện cần để DN phát triển. Từ đó góp phần vượt qua giai đoạn khó khăn. Chúng tôi tin tưởng DN đang sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực với bản lĩnh sẽ vượt qua khó khăn để đưa DN phát triển. Bộ Tài chính sẽ kiến tạo chính sách, hành thu (thuế, hải quan, thông quan, giải ngân đầu tư công, cải cách thị trường vốn, chứng khoán) sẽ nỗ lực hết mình vì sự phát triển của đất nước trong tương lai”, Bộ trưởng Phớc khẳng định.
Tại tọa đàm chính sách hỗ trợ người nộp thuế vượt khó, chuyển đổi số nâng chất lượng phục vụ người nộp thuế diễn ra trong khuôn khổ hội nghị này, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho biết, khó khăn lớn nhất của DN thời gian qua là dòng tiền. Ông Hiếu dẫn kết quả khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết DN đánh giá, miễn, giảm thuế, phí và gia hạn thời gian nộp thuế là chính sách hữu ích nhất với DN.
“Chính sách gia hạn về thuế dễ thực hiện nhất, thủ tục bằng 0 vì đối tượng được tự động gia hạn. Ngành thuế có sự cầu thị và thực hiện mạnh mẽ trong theo dõi chính sách. Khi gia hạn nghĩa vụ nộp thuế năm 2021, nhiều DN phàn nàn phải thông báo, thủ tục chấp nhận và xác nhận thuộc đối tượng. Nhưng đến lần thực hiện tiếp theo, thủ tục đã được cải thiện thông thoáng”, ông Hiếu cho biết.
Các DN được tôn vinh nộp thuế nhiều nhất thuộc nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Tiêu biểu như Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Tập đoàn cao su Việt Nam…
Ông Mạc Quốc Anh - Tổng thư ký hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội - đanh giá, thời gian qua, ngành thuế tiên phong áp dụng công nghệ thông tin đã hỗ trợ DN rất nhiều. Tờ khai thuế, hoá đơn giấy đã được thực hiện qua hệ thống internet. Điều này tiết kiệm nhiều thời gian cho người dân, DN.
“Chính sách giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế vào giai đoạn khó khăn đã hỗ trợ DN rất nhiều. Cùng với đó, chính sách về thuế đã chuyển sang hậu kiểm, thuận lợi cho DN”, ông Quốc Anh chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Cao Việt - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần dệt may Renze Đồng Nai, giai đoạn 2020-2022 cực kỳ khó khăn. Sự đồng hành của cơ quan nhà nước, đặc biệt Tổng cục Thuế, có chính sách kịp thời, thiết thực như miễn, giảm và giãn hoãn tiền nộp thuế thu nhập DN, giá trị gia tăng... Chính sách này giúp DN xoay dòng vốn, khôi phục dòng vốn.
Ông Phạm Quang Toàn - Cục trưởng Công nghệ thông tin, Tổng cục Thuế - cho hay, đến nay hơn 100 triệu hồ sơ khai thuế điện tử và giao dịch nộp thuế được DN thực hiện. Trong những năm gần đây, ngành thuế tiếp tục chuyển đổi số và thể hiện ở dịch vụ như cho cá nhân khai nộp thuế trên di động, cho phép 60 triệu cá nhân sử dụng mã số định danh điện tử; triển khai cổng thông tin điện tử cho nhà cung cấp nước ngoài...
Tiền phong