Bữa sáng qua loa, bữa tối thịnh soạn: Thói quen sai lầm khiến bạn đối mặt với những căn bệnh “tử thần”, rất nhiều người Việt vẫn đang duy trì
Bữa sáng có nhiệm vụ nạp năng lượng cho cả một ngày còn bữa tối đảm nhiệm giúp ta có một giấc ngủ ngon. Dù biết là vậy những giới trẻ ngày nay lại có thói nhiều thói quen ăn uống rất có hại đến sức khỏe như bỏ ăn sáng, bắt đầu ăn tối lúc 9-10 giờ hay một chế độ ăn không đồng đều giữa 2 bữa.
- 21-08-2021Cả gia đình có nguy cơ bị ung thư gan dù không hút thuốc, uống rượu: Thủ phạm là 3 vật dụng nhà nhà đều có nhưng rất ít khi thay mới
- 20-08-2021Người Đức sống thọ thứ 2 thế giới, chỉ sau người Nhật: Bí quyết là cần duy trì 4 thói quen cực kì đơn giản mà hữu hiệu này
- 19-08-20213 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nếu thấy cơ thể bất thường hãy đi khám ngay để kịp thời chữa trị
Thường xuyên ăn bữa tối thịnh soạn, bữa sáng qua loa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch
Bạn có biết rằng ngay cả khi tiêu thụ chính xác cùng một loại thức ăn trong ngày, nhưng thời gian ăn khác nhau, thì việc chuyển hóa chất dinh dưỡng sau ăn của cơ thể cũng khác nhau. Một nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ khảo sát Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia của Hoa Kỳ đã cho thấy: Việc ăn nhiều năng lượng, chất béo, protein vào bữa tối hơn bữa sáng sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn từ nguyên nhân các bệnh như: đái tháo đường hay tim mạch.
Đảm bảo các bữa ăn đồng đều chất dinh dưỡng. (Ảnh: Forks Over Knives)
Vì vậy để giúp bảo vệ sức khỏe và tăng sức đề kháng cơ thể, chúng ta cần lưu ý một số trường hợp bệnh có thể xảy ra nếu không cân bằng độ dinh dưỡng ở hai bữa ăn sáng và tối như sau:
Bữa tối ăn nhiều calo hơn bữa sáng: Những người có mức chênh lệch calo lớn nhất giữa bữa tối và bữa sáng (> 567 kcal/ ngày) có nguy cơ tử vong vì bệnh tiểu đường cao hơn 92% so với những người ăn cùng một lượng bữa sáng và bữa tối (≤67 kcal/ ngày).
Bữa tối ăn nhiều chất béo hơn bữa sáng: Người có chênh lệch cung cấp năng lượng chất béo giữa bữa tối và bữa sáng >13,7%, so với những người có ít khác biệt về tỷ lệ cung cấp năng lượng chất béo giữa hai bữa ăn ≤ 2,5%, thì tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng 67%.
Việc cân bằng tỷ lệ năng lượng, chất béo, protein trong 2 bữa sáng, tối sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. (Ảnh: My relatives care )
Bữa tối ăn nhiều protein hơn bữa sáng: Đối với người có sự khác biệt lớn nhất về tỷ lệ cung cấp protein giữa bữa tối và bữa sáng >7,7%, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng 96%, tử vong do đái tháo đường tăng 92% và tăng 46% tỷ lệ tử vong cho mọi nguyên nhân khác so với so với những người cung cấp protein cho bữa sáng nhiều hơn bữa tối.
Tại sao điều này xảy ra?
Các nhà nghiên cứu tin rằng ăn quá nhiều thức ăn vào bữa tối có thể gây ra rối loạn trao đổi chất, phá vỡ hoạt động của đồng hồ sinh học.
Điều đặc biệt, nghiên cứu chỉ tìm ra nhược điểm của việc ăn nhiều năng lượng, chất béo và protein cho bữa tối chứ không tìm ra bất lợi nào của việc ăn các chất tinh bột. Vì vậy, những người lo lắng mình sẽ béo lên không nhất thiết phải từ chối tất cả các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột.
Ngoài lượng calo, thời gian ăn uống cũng rất đặc biệt. Ăn sáng quá sớm và ăn tối quá muộn là vấn đề phổ biến của người hiện đại. Hãy điều chỉnh giờ giấc ăn của 2 bữa này để có lợi hơn cho sức khỏe của bạn.
Không nên ăn sáng quá sớm hay ăn tối quá muộn. (Ảnh: Internet)
Đừng ăn sáng quá sớm
Khi một người đang ngủ, các cơ quan tiêu hóa vẫn đang tiêu hóa và hấp thụ thức ăn còn lại trong đường tiêu hóa và chỉ đến gần sáng, các cơ quan mới dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Khoảng cách giữa bữa sáng và bữa trưa nên kéo dài 4 đến 5 tiếng. Bởi vậy, ăn sáng trong khoảng thời gian từ 7 đến 8 giờ là tốt nhất.
Ăn sáng quá sớm sẽ cản trở phần sự nghỉ ngơi của cơ quan tiêu hóa và khiến hệ tiêu hóa rơi vào trạng thái mệt mỏi trong thời gian dài.
Đặc biệt với những người cao tuổi có thói quen dậy sớm, nếu ăn sáng quá sớm và khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài, các triệu chứng như tụt đường huyết sẽ dễ xảy ra vào buổi trưa.
Đừng ăn tối quá muộn
Sau khi thức ăn đi vào đường tiêu hóa sẽ đạt đến đỉnh điểm hấp thu trong vòng 1 đến 2 giờ và kết thúc hoàn toàn trong khoảng 4 giờ. Tính theo giờ đi ngủ buổi tối từ 10-11h thì chúng ta nên ăn tối vào khoảng 18 giờ, muộn nhất là 19 giờ.
Ăn tối quá muộn dễ dẫn đến tích tụ năng lượng dư thừa, tăng gánh nặng chuyển hóa cho các cơ quan trong cơ thể, tăng cân.
Việc ăn tối sớm không chỉ có thể thay đổi mức độ các hormone như ghrelin và leptin, mà còn kéo dài cảm giác no, tránh ăn quá nhiều và giảm khả năng mắc bệnh.
Kết hợp bữa sáng và bữa tối như thế nào để bổ dưỡng hơn?
Về nguyên liệu cho bữa sáng và bữa tối, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra ý kiến như sau:
Bữa ăn sáng: Một bữa sáng đảm bảo sức khỏe cần có ít nhất hai loại thực phẩm giàu chất đạm, và ít nhất một loại rau xanh hoặc trái cây (từ 200g đến 350g).
Nên ăn 1 quả trứng, uống 1 ly sữa (hoặc sữa đậu nành) để bổ sung thêm protein cho bữa sáng.
Bổ sung trứng và sữa cho bữa sáng của bạn. (Ảnh: Internet)
Bữa ăn tối: Vào bữa tối chúng ta nên bổ sung chất đạm và đảm bảo ăn nhiều hơn 3 loại ngũ cốc, khoai tây hoặc các loại đậu khác nhau mỗi ngày.
Nếu bữa sáng bạn đã ăn trứng, uống sữa thì bữa tối tối có thể ăn thịt gia súc, gia cầm hoặc tôm, cá. Lượng thịt gia súc, gia cầm, tôm, cá ăn hàng ngày nên giao động từ 40g đến 75g là tốt nhất.
Theo Aboluowang