Các ngân hàng mạnh tay vay mượn nhau để phục vụ nhu cầu trước Lễ 2/9
Riêng 3 ngày từ 29 – 31/8, các ngân hàng đã vay mượn tổng cộng hơn 35.500 tỷ đồng cho kỳ hạn 1 tuần, trong đó ngày 31/8 kỳ hạn 1 tuần doanh số chiếm trên 80% tổng giao dịch của các kỳ hạn.
- 05-09-2018Hai thanh niên dùng súng cướp ngân hàng ở Khánh Hòa
- 05-09-20183 "ông lớn" Agribank, VietinBank, BIDV đều đã gia nhập "cuộc đua" tăng lãi suất huy động
- 04-09-2018Soi dòng tiền: Nhiều ngân hàng lớn hao hụt mạnh trong nửa đầu năm
- 04-09-2018Sau tăng lãi suất huy động, BIDV lại cộng tiếp 0,1-0,2% cho người gửi online, đẩy lãi suất lên mức cao mới
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong tuần cuối cùng của tháng 8 – tuần trước kỳ nghỉ Lễ 2/9, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có dấu hiệu hạ nhiệt.
Cụ thể, lãi suất qua đêm đã giảm từ 4,58%/năm hôm 27/8 xuống còn 4,19%/năm ngày 31/8; kỳ hạn 1 tuần giảm từ 4,67% xuống 4,48%/năm và 2 tuần giảm từ 4,69% xuống 4,6%/năm.
Đây là tuần đầu tiên lãi suất trên liên ngân hàng giảm sau 3 tuần tăng liên tục trước đó. Và dù giảm nhưng lãi suất vẫn neo ở mức rất cao trên 4%/năm, sau khi chạm đỉnh cao nhất kể từ cuối năm 2016 ở tuần trước.
Một điểm đáng chú ý nữa trên thị trường 2 trong tuần qua là giao dịch có sự chuyển động từ kỳ hạn qua đêm sang 1 tuần. Bình thường giao dịch qua đêm thường chiếm trên 50%, thậm chí có thời điểm lên đến 70 – 80% doanh số thì các ngày trước kỳ nghỉ lễ vừa qua các ngân hàng chuyển sang giao dịch ở kỳ hạn 1 tuần nhiều hơn. Riêng 3 ngày từ 29 – 31/8, các ngân hàng đã vay mượn tổng cộng hơn 35.500 tỷ đồng cho kỳ hạn 1 tuần, trong đó ngày 31/8 kỳ hạn 1 tuần doanh số chiếm trên 80% tổng giao dịch của các kỳ hạn.
Nhu cầu vay mượn của các ngân hàng gia tăng trước dịp Lễ, Tết là hoàn toàn hợp lý bởi nhu cầu tiền mặt rất lớn của người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó dịp này cũng đúng thời điểm cuối tháng khi hết các doanh nghiệp thực hiện chi trả lương, thưởng cho người lao động nên nhu cầu lại càng cao hơn.