Các nước đã "xoay sở" chính sách như thế nào để bảo vệ doanh nghiệp, người lao động trong đại dịch Covid-19?
Bên cạnh các dự báo phát triển, OECD cũng đưa ra những nghiên cứu về chính sách quốc tế nhằm chống lại tác động của đại dịch Covid-19 lên kinh tế xã hội.
- 03-04-2020Kinh tế Hà Nội bị tác động như thế nào trong thời Covid-19 bủa vây?
- 02-04-2020Ông Trương Gia Bình: Là quốc gia chống dịch Covid-19 tốt nhất, Việt Nam có cơ hội trở thành "đội quân hậu cần" cho cả thị trường thế giới!
- 02-04-2020Honda Việt Nam tạm thời ngừng sản xuất từ 1/4: Bao người lao động sẽ dừng việc, chính sách hỗ trợ như thế nào?
- 02-04-2020Thủ tướng muốn nâng gói tài khóa từ 30.000 tỷ lên 150.000 tỷ, thậm chí cao hơn
Tại cuộc họp vào nửa cuối tháng 3, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã kêu gọi các quốc gia phối hợp hành động để chống lại một cuộc suy thoái toàn cầu có nguy cơ xảy ra trong nửa đầu năm 2020. OECD cũng đưa ra những nghiên cứu về các chính sách quốc tế chống lại tác động của Covid-19 lên kinh tế xã hội với các mục tiêu chính: Hỗ trợ DNNVV đi kèm chính sách thuế, Bảo vệ người lao động và Giáo dục trực tuyến.
Kịch bản khủng hoảng kinh tế
Trong báo cáo tháng 3, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu của năm 2020 xuống 2,4%; so với báo cáo trước đó là 2,9%, mức thấp nhất kể từ năm 2009. Dự báo tăng trưởng GDP đối với hầu hết các nền kinh tế cũng giảm. Trung Quốc giảm nhiều nhất, còn 4,9% so với dự báo trước đó là 5,7%. Khu vực đồng Euro và nền kinh tế Nhật Bản có nguy cơ suy thoái.
Trong kịch bản tiêu cực, tăng trưởng toàn cầu dự báo chỉ còn 1,5%, khi đại dịch kéo dài lan rộng trên châu Á, châu Âu và Mỹ. Trên thực tế, đại dịch đang diễn biến ngày càng phức tạp hơn, trải dài trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Số ca nhiễm mới tại Mỹ tăng nhanh theo từng ngày. Hệ thống y tế tại nhiều nước châu Âu quá tải dẫn tới tỷ lệ tử vong cao. Đông Nam Á có nguy cơ trở thành tâm dịch. Trung Quốc, Singapore, Việt Nam… đang đối mặt với việc có khả năng lây nhiễm mới.
Những nước chịu lệnh trừng phạt quốc tế như Iran, Cuba khó tiếp cận viện trợ và những nguồn cung vật tư y tế nước ngoài. Châu Phi phát hiện thêm nhiều ca nhiễm mới. Các khu vực đang tranh chấp như Syria và Yemen thiếu hụt thông tin về dịch bệnh. Thủ tướng Australia cảnh báo khủng hoảng có thể kéo dài tới 6 tháng.
Trưởng ban Kinh tế OECD Laurence Boone nhận định rằng đại dịch đang gây ra một cú sốc lớn, không chỉ về nhu cầu, mà còn là một cú sốc về niểm tin, ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi cung ứng và hậu cần.
Tại nhiều quốc gia, dư địa chính sách để các ngân hàng trung ương hành động đang cạn kiệt, do lãi suất đã hạ xuống mức thấp kỷ lục cùng việc mua vào số lượng lớn các tài sản trong thời gian gần đây. Các ngân hàng trung ương cùng công cụ chính sách tài chính không đủ khả năng để một mình đối mặt với toàn bộ gián đoạn của nền kinh tế.
Một nỗ lực phối hợp quốc tế sẽ hiệu quả hơn so với các quốc gia hành động đơn lẻ. Tổng Thư ký OECD Angel Gurria nhận định để có thể phục hồi sau cú sốc lớn, thế giới cần một nỗ lực hợp tác quốc tế đáng tin cậy, với quy mô lớn hơn cả Kế hoạch Marshall tái thiết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Bảo vệ doanh nghiệp và người lao động
So với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, sự suy giảm trong các ngành dịch vụ giờ đây lớn hơn rất nhiều; hậu quả đến từ các lệnh phong tỏa quốc tế cũng như việc giữ khoảng cách xã hội, đặc biệt tại các đô thị lớn.
Theo báo cáo của tổ chức các DNNVV tại nhiều quốc gia trên thế giới, những dấu hiệu tiêu cực đã đồng loạt xảy ra trong tháng 3. Với nguồn lực hạn chế và dễ bị tổn thương, cùng sự gián đoạn lên mạng lưới kinh doanh, chuỗi cung ứng và nhu cầu thị trường ; các công ty vừa và nhỏ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Hơn một nửa các doanh nghiệp ghi nhận sự sụt giảm doanh số bán hàng. Các công ty khởi nghiệp cũng mất doanh thu.
Nhiều công ty đã áp dụng những mô hình kinh doanh mới, đi kèm với các biện pháp tự động hóa. Tuy nhiên phần lớn các công ty vừa và nhỏ đang thực sự lo ngại cho sự tồn tại của mình trong 1 tới 3 tháng sắp tới. Tổ chức lao động quốc tế ILO dự đoán đại dịch có thể khiến cho 24,7 triệu việc làm biến mất trong kịch bản xấu.
Bên cạnh các biện pháp tiền tệ đến từ các Tổ chức tài chính quốc tế, Quỹ tiền tệ và các Ngân hàng Trung ương; các chính sách nhằm bảo vệ các công ty trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang được áp dụng.
Tại Ý, được hỗ trợ bởi Chính phủ, Hiệp hội ngân hàng Italia và một số hiệp hội doanh nghiệp đã đồng ý áp dụng trên quy mô lớn lệnh hoãn tạm thời việc trả nợ, bao gồm cả thế chấp, trả nợ các khoản vay nhỏ và hạn mức tín quay vòng cho doanh nghiệp.
Các chương trình tư vấn, hội thảo dành cho doanh nghiệp nhỏ được mở ra nhằm hỗ trợ tìm kiếm những thị trường mới, khuyến khích chuyển đổi sang kinh doanh trực tuyến, thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp lớn và các tập đoàn…
Các hình phạt cho việc chậm trễ thanh toán tín dụng và hợp đồng công được trì hoãn. Nhiều chính phủ cũng sử dụng các chương trình hỗ trợ tài chính, được ban hành như một phần của các chính sách tài khóa rộng lớn hơn, dưới nhiều hình thức,:
Giảm thuế tạm thời, có thể kể đến các quyết định hoãn thanh toán thuế (tại Úc, Bỉ, Pháp) cũng như cắt giảm thuế hoặc tín dụng thuế (tại Italia)
Chương trình vay cứu trợ thiên tai cho các doanh nghiệp nhỏ chịu ảnh hưởng đại dịch (Mỹ)
Hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ :
-Vay tín dụng mới từ các ngân hàng đầu tư công (Pháp)
-Vay không lãi suất có tài sản thế chấp (Nhật Bản)
-Giảm thời gian phê duyệt tín dụng của ngân hàng (Israel)
-Hỗ trợ ngành nghề, đặc biệt cho du lịch (Úc, Chile, Ý)
-Các hình thức bảo hiểm tài khoản (Hàn Quốc, Nhật Bản, Áo, Israel)
-Hỗ trợ điều chỉnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ muốn đàm phán lại các điều khoản tín dụng (Pháp)
Cùng với các lệnh phong tỏa cục bộ, các doanh nghiệp cho phép người lao động làm việc từ xa hoặc được hưởng các hình thức hỗ trợ thất nghiệp tạm thời với sự hỗ trợ của nhà nước. Nhiều nước cũng cho phép các hình thức giảm giờ làm việc, cung cấp các gói hỗ trợ cho người lao động. Ireland gia hạn các khoản thanh toán nghỉ ốm cho người làm việc tự chủ. Bỉ, Hà Lan, Pháp, Thụy Sĩ cho phép các khoản thanh toán dự phòng trong thời gian nghỉ việc tạm thời và nghỉ bệnh.
Giáo dục trực tuyến
Các quốc gia đã thực hiện các biện pháp phong tỏa để trì hoãn và hạn chế sự lây nhiễm trong cộng đồng, bao gồm sự đóng cửa các trường học và cơ sở giáo dục. Mỗi tuần đóng cửa đều là một mất mát, có tác động tiêu cực tới kinh tế và xã hội. Một mặt, đây là một bài kiểm tra căng thẳng của hệ thống giáo dục. Nhưng mặt khác, đây là cơ hội nhằm xây dựng một cách đồng bộ sự dịch chuyển tới các nền tảng giáo dục kỹ thuật số.
Các nguồn lực và tài nguyên giáo dục cần phải được huy động ở mức tối đa. Các hình thức giáo dục, lớp học trực tuyến cần nhân rộng trên nhiều nền tảng kỹ thuật số, hướng tới các đối tượng học sinh với độ tuổi và trình độ khác nhau, cùng sự phối hợp của các giáo viên và ngân hàng các bài tập có liên quan, chia theo từng môn học.
Ảnh: Lê Tân
Đối với hệ thống giáo dục đại học, đi kèm các hình thức khóa học trực tuyến trên nhiều nền tảng kỹ thuật số là các ngân hàng tài liệu tài liệu trực tuyến phong phú.
Bên cạnh các nguồn lực từ khu vực công, trong bối cảnh khủng hoảng, Chính phủ cũng cần xây dựng các cơ chế hợp tác đối với các cơ sở giáo dục tư nhân nhằm tận dụng tối đa nguồn lực. Các hình thức hỗ trợ các công ty công nghệ từ Chính phủ, đặc biệt là công nghệ giáo dục sẽ khuyến khích các doanh nghiệp này tham gia cung cấp tài nguyên sẵn có và phát triển các dịch vụ mới một cách đa dạng, góp phần cho sự dịch chuyển nền tảng đồng bộ.
Trong bối cảnh dịch bệnh, môi trường trực tuyến cũng đi kèm những thách thức. Việc tiếp xúc với màn hình thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong bối cảnh phong tỏa vì dịch bệnh, việc không tới trường và hạn chế tiếp xúc xã hội có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý cảm xúc của học sinh. Các bài giảng có thể rút ngắn, kết hợp với các hoạt động phi kỹ thuật số và cung cấp các khả năng kết nối tương tác giữa các học viên và giảng viên.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ các sinh viên không có đủ điều kiện sở hữu máy tính hoặc điện thoại truy cập được mạng, các cơ sở giáo dục cần cung cấp, cho mượn một cách linh hoạt các thiết bị cần thiết. Với một số lượng truy cập lớn, việc đảm bảo chất lượng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cùng sự quản lý quyền truy cập là những ưu tiên hàng đầu.
Về lâu dài, sự dich chuyển nền tảng giáo dục trực tuyến là cơ hội mở ra những tiềm năng mới trong công tác giáo dục. Để đạt được điều này, cần cân bằng với các hướng dẫn đến từ phía nhà trường để khuyến khích sự tham gia học tập đều đặn. Mặt khác, đội ngũ giáo viên, giảng viên cũng cần được trao quyền để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật số nhằm mang tới một công tác giáo dục đổi mới sáng tạo, mang lại niềm vui trong công việc, chất lượng giảng dạy và gia tăng năng lực nghiệp vụ.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19