MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các ‘ông lớn’ ngân hàng được kêu gọi hạ lãi suất huy động để góp phần ‘đổi vận’ nền kinh tế lớn nhất châu Á

07-06-2023 - 10:09 AM | Tài chính quốc tế

Các ‘ông lớn’ ngân hàng được kêu gọi hạ lãi suất huy động để góp phần ‘đổi vận’ nền kinh tế lớn nhất châu Á

Các ngân hàng lớn Trung Quốc có thể sẽ hạ lãi suất huy động trong tuần này.

Theo Bloomberg, chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng lớn nhất nước này hạ mức lãi suất huy động lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 1 năm. Điều này cho thấy nỗ lực của quốc gia trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Cụ thể, vào tuần trước, các ngân hàng nhà nước bao gồm Bank of China, Industrial & Commercial Bank of China, Bank of Communications Co đã được khuyến khích cắt giảm 5 điểm cơ bản đối với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và ít nhất 10 điểm cơ bản đối với lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 năm và 5 năm.

Các ‘ông lớn’ ngân hàng được kêu gọi hạ lãi suất huy động để góp phần ‘đổi vận’ nền kinh tế lớn nhất châu Á - Ảnh 1.

Được biết, các ngân hàng đang đánh giá và có thể điều chỉnh lãi suất sớm nhất trong tuần này - theo cơ chế tự nguyện không bắt buộc.

Hiện tại, các ngân hàng lớn đang đưa ra mức lãi suất tiền gửi lần lượt là 0,25%, 2,6% và 2,65% tương ứng với tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn 3 năm và kỳ hạn 5 năm.  Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) đã từ chối đưa ra bình luận lúc này.

Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng và trưởng bộ phận nghiên cứu Trung Quốc tại Jones Lang LaSalle cho biết: “Việc cắt giảm lãi suất huy động có thể tạo động lực và khả năng cho các ngân hàng hỗ trợ tín dụng nhiều hơn”.

Lợi tức trái phiếu chính phủ 10 năm của Trung Quốc giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,70% sau tin tức này. Đồng nhân dân tệ trong nước giảm 0,3%, chạm mức thấp 7,1253 CNY/USD.

Tuy nhiên, theo như trước đây, việc giảm lãi suất tiền gửi tương tự vào tháng 9/2022 đã giúp giảm bớt áp lực cho ngân hàng khi họ cố gắng cân bằng giữa lợi nhuận với các chỉ thị của chính phủ, từ đó tăng cường khả năng cho vay và hỗ trợ nền kinh tế.

Theo Bloomberg đưa tin, Bắc Kinh đã triển khai một loạt các biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế sau nhiều biến động của một số ngành công nghiệp cũng như các đợt phong tỏa kéo dài do đại dịch Covid-19.

Các nhà chức trách cũng đang tìm cách thúc đẩy hoạt động cho vay để kích thích sự phục hồi sau khi dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế quốc gia đã có sự chậm lại.

Theo thống kê, sau khi tăng đột biến trong quý I/2023, tín dụng và các khoản vay mới đã giảm trong tháng 4 do “sự chững lại” của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Các hộ gia đình có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn và trả bớt các khoản thế chấp của họ, thay vì vay nợ. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với tình trạng nhu cầu của khách hàng giảm khiến lợi nhuận giảm theo.

Vào tháng 9/2022, các ngân hàng lớn bao gồm ICBC và Bank of China đã cắt giảm lãi suất tiền gửi của họ - lần đầu tiên kể từ năm 2015. Các ngân hàng nhỏ hơn cũng đã theo sau vào tháng 4/2023 với việc giảm lãi suất tiền gửi ở một số kỳ hạn.

Các ‘ông lớn’ ngân hàng được kêu gọi hạ lãi suất huy động để góp phần ‘đổi vận’ nền kinh tế lớn nhất châu Á - Ảnh 2.

Gần đây, các ngân hàng lớn bao gồm ICBC và Bank of China đã cắt giảm lãi suất tiền gửi của họ - lần đầu tiên kể từ năm 2015

Khi việc cắt giảm lãi suất tiền gửi tạo ra ảnh hưởng, nó sẽ làm giảm chi phí của các ngân hàng, từ đó theo thời gian, họ có thể giảm lãi suất cho vay.

Điều đó sẽ kích thích người tiêu dùng và doanh nghiệp vay vốn. Còn lãi suất tiền gửi thấp hơn cũng sẽ khiến người tiêu dùng hạn chế gửi tiết kiệm tiền mặt và có thể đầu tư nhiều hơn.

Tham khảo Bloomberg





Nhất Lưu

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên